Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 48)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp: các tài liệu có sẵn tại các cơ quan quản lý nhà nước liên quan; các tài liệu thu thập được trên sách báo, các báo cáo có liên quan đến các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn. Tham khảo các luận văn, các đề án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, các báo cáo tổng kết hàng năm và số liệu thống kê ngành nông nghiệp của huyện Phú Bình.

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng các phương pháp sau đây a) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Đây là phương pháp chính để thu thập thông tin, số liệu sơ cấp tại địa điểm nghiên cứu. Thu thập bằng cách xây dựng bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp hộ dân tại địa bàn nghiên cứu. Nội dung của bảng hỏi bao gồm ít nhất các thông tin liên quan đến đặc điểm danh tính của hộ sản xuất rau, tình hình sản xuất rau, biện pháp kỹ thuật canh tác liên quan đến rau an toàn, nhận thức của chủ hộ về an toàn thực phẩm và môi trường,… Mẫu phiếu điều tra được trình bày ở Phụ lục.

Số lượng hộ sản xuất rau điều tra là 30 hộ/xã, nên tổng số hộ điều tra là 90 hộ. Tại mỗi xã, việc lựa chọn hộ để điều tra dựa trên sự thuận tiện trong tác nghiệp trên hiện trường có sự tư vấn của lãnh đạo và cán bộ khuyến nông xã. Lý do lựa chọn cỡ mẫu điều tra mỗi xã là 30: Dựa theo cuốn “Probability and Statistical Inference” của Hogg và Tanis (trích theo Nguyễn Văn Tuấn và Đoàn Dũng, 2012) có viết rằng cỡ mẫu dưới 25 hay dưới 30 được xem là “nhỏ”, và trên con số đó là “lớn”. Như vậy, việc lựa chọn con số huyền thoại 30 và được hiểu rằng cỡ mẫu phụ thuộc rất nhiều vào độ lệch chuẩn của biến số và mức độ khác biệt của dãy số liệu.

b) Phương pháp thảo luận nhóm tập trung

Thảo luận với nhóm người cung cấp thông tin chính, gồm hộ sản xuất rau, các tác nhân tham gia chuỗi giá trị,… Sử dụng phương pháp này để thu thập các thông tin số liệu liên quan đến kênh tiêu thụ, thị trường tiêu thụ sản phẩm rau an toàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 48)