Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 46)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

- Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực có một ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia nói chung và mỗi địa phương nói riêng.

Nguồn nhân lực của huyện khá dồi dào, chất lượng nguồn nhân lực vào loại khá. Đây là thế mạnh đối với việc phát triển kinh tế xã hội của huyện. Tuy nhiên, cần chú trọng hơn nữa việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề phù hợp để có thể cung cấp lao động có chất lượng cho huyện, Phú Bình nói riêng cũng như cho cả nước nói chung.

Trên địa bàn huyện có 5 dân tộc cùng sinh sống, bao gồm: dân tộc Kinh (91,5%), Nùng (3,9%), Sán Dìu (2,4%),Tày (1,9%), Hoa (0,18%), dân tộc khác (0,12%) .Tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số là 2.898 hộ với 11.306 nhân khẩu.

- Cơ cấu kinh tế của huyện dần chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.

- Thu ngân sách trên địa bàn tăng. Chi ngân sách đã bám sát vào dự toán, đúng chế độ, công khai, minh bạch, đảm bảo đúng luật, cơ bản đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chính trị, quốc phòng an ninh và an sinh xã hội.

- Công tác thu hút đầu tư được tăng cường, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư đến nghiên cứu, khảo sát trên địa bàn. Đến nay đã có trên 40 nhà đầu tư đã hoạt động và đang khảo sát

địa bàn, nguồn lực đầu tư vào huyện trên các lĩnh vực được tăng cường qua các năm. Đặc biệt đã thu hút đầu tư xây dựng nhà máy may TNG; công ty may Thành Hưng; nhà máy may TDT; thu hút 30 dự án FDI vào khu công nghiệp Điềm Thụy và nhiều công trình quan trọng khác,...

- Kết cấu hạ tầng:

Những kết quả trong xây dựng nông thôn mới gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa, sản xuất bền vững đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của 1 huyện thuần nông. Huyện đã cứng hóa 560km đường giao thông nông thôn, góp phần cải thiện đáng kể hạ tầng, diện mạo nông thôn các xã.

Cơ sở hạ tầng được đầu tư, nâng cấp, đời sống người dân được nâng cao... đây chính là nền tảng vững chắc để Phú Bình sớm hoàn thành mục tiêu là huyện đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trong năm 2020.

- Về lĩnh vực văn hóa-xã hội: Đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được duy trì thường xuyên.

- Công tác giáo dục và đào tạo được quan tâm đầu tư phát triển. Trong 15 năm qua, sự nghiệp giáo dục – đào tạo của huyện tiếp tục phát triển,đáp ứng nhu cầu học tập của con em địa phương. Quy mô trường lớp được mở rộng, hoàn thành chuyển đổi các trường mầm non từ bán công sang công lập. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được tăng cường; đội ngũ cán bộ, quản lý giáo dục đảm bảo về số lượng, cơ cấu, nâng cao trình độ lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ; 100% giáo viên đạt chuẩn.

- Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân: Có chuyển biến mạnh mẽ, cơ sở vật chất và trang thiết bị từ huyện đến xã được quan tâm đầu tư; chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên. Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về Y tế và công tác phòng, chống không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Công tác xây dựng xã chuẩn quốc gia về y tế

được triển khai tích cực; 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn I; 100% trạm y tế xã, thị trấn đều có bác sỹ phục vụ khám, chữa bệnh, đạt tỷ lệ 21 cán bộ y tế/ vạn dân và 3,8 bác sỹ/ vạn dân.

- Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình: Được thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo từ chính quyền địa phương; Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em đạt kết quả cao.Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tiếp tục được chỉ đạo và triển khai thường xuyên. Tổng số gia đình đạt gia đình văn hóa là 28.323 gia đình, chiếm 80%.

Việc đầu tư xây dựng nhà văn hóa xã, nhà văn hóa các xóm được quan tâm; đến nay 100% trung tâm văn hóa xã đạt chuẩn, 100% xóm, tổ dân phố có nhà văn hóa. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phát triển sâu rộng, đa dạng về loại hình, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện được khôi phục, công tác quản lý đảm bảo đúng quy định; nâng cấp lễ hội đình đền chùa Cầu Muối lên quy mô cấp huyện. Các di tích lịch sử, văn hóa được giữ gìn, bảo tồn và phát huy.

- Công tác quốc phòng, quân sự địa phương: được quan tâm đúng mức, kịp thời quán triệt và triển khai tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về công tác quốc phòng, an ninh. Thường xuyên củng cố, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, công tác tuyển quân luôn đạt 100% chỉ tiêu giao; thực hiện tốt công tác giáo dục quốc phòng, diễn tập phòng thủ khu vực; xây dựng Ban Chỉ huy quân sự huyện đạt đơn vị vững mạnh toàn diện.

Với vị trí địa lý của mình, Phú Bình có điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế và thị trường với các địa phương khác trong cũng như ngoài tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 46)