Tình hình sản xuất rau an toàn một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 36)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.2. Tình hình sản xuất rau an toàn một số nước trên thế giới

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã có nhiều biện pháp để thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp xanh và hữu cơ nói chung, và phát triển hoạt động sản xuất và chế biến các sản phẩm rau củ sạch nói riêng. Trong đó cần phải kể đến một số quốc gia như:

Mô hình Sky Green Farm ở Singapore

Rau được trồng trên kệ nhiều tầng dạng chữ A. Khoảng cách giữa các tầng khác nhau tùy vào nhu cầu sinh trưởng của mỗi loại rau. Các tầng trên kệ chữ A sẽ được xoay chuyển 3 lần mỗi ngày để đảm bảo toàn bộ các luống rau đều nhận được 2 giờ ánh sáng mặt trời. Nguồn nước tưới là nguồn nước được dữ trữ từ nước mưa đã qua xử lý.

Các kệ trồng rau sẽ được tưới 3 lần mỗi ngày. Một hệ thống tưới tiêu tuần hoàn sẽ được bố trí dọc theo phần khung của kệ để vừa đảm bảo lượng nước cần thiết cho mỗi liếp rau, vừa tiết kiệm nước tưới tiêu ở mức thấp nhất. Lượng nước tưới dư sẽ được vận chuyển lại nguồn dự trữ để tái sử dụng. Các mô hình trồng rau an toàn dạng tầng chữ A đang được áp dụng rộng rãi ở Singapore

Mô hình trồng rau an toàn tại trang trại Farmedhere, Mỹ

Rau an toàn cũng được trồng trên các kệ nhưng với chiều thẳng đứng gồm 6 tầng, giúp tiết kiệm diện tích gần gấp đôi so với diện tích nhà kính. Rau sẽ được sinh trưởng trong môi trường ánh sáng đèn điện, đã được các kỹ sư tính toán trước. Và đặc biệt do rau được trồng trong nhà kính, phát triển không phụ thuộc vào thời tiết, không sâu bệnh, côn trùng nên lượng hóa chất sử dụng gần bằng 0.

Trang trại Nuvege tại Nhật Bản

Nuvege là một trang trại dạng thẳng đứng trồng rau thủy canh (hydroponic) được phát triển bởi công ty có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản. Các tầng trên cùng của mô hình trồng rau này sử dụng phương pháp trồng rau bằng khí canh nhằm tận dụng những nguồn không khí từ phí sân thượng thổi xuống.Tiếp đó là các tầng trồng rau bằng thủy canh. Mô hình rau thủy canh được trồng trong dung dịch dinh dưỡng đã được kiểm định và chứng nhận rau an toàn. Trang trại Nuvege sử dụng hệ thống chiếu sáng độc quyền cung cấp đủ cho cây quang hợp, tăng cường sản lượng hoa màu nhưng vẫn đảm bảo lượng khí CO2 thải ra là ít nhất. Cuối cùng là tầng nuôi trồng thủy sản. Tận dụng được nguồn chất thải từ hệ thống thủy canh giúp cung cấp một lượng dinh dưỡng sạch để nuôi thủy sản. Đồng thời giúp loại bỏ những chất độc hại trong nước.

Các sản phẩm chính của nông trại là các loại rau ôn đới như xà lách xoăn, bắp cải,… được trồng trong nhà kính, vì vậy đảm bảo không chịu sự

ảnh hưởng của dịch bệnh, vi khuẩn, côn trùng, điều kiện thời tiết và lượng thuốc bảo vệ thực vật là tối thiểu gần bằng 0.

Các mô hình trồng rau an toàn, tiết kiệm diện tích đang phát triển rộng rãi trên toàn thế giới

Nhật Bản

Nhật Bản là nước công nghiệp phát triển. Miền Bắc nước Nhật có khí hậu ôn đới, miền Nam có khí hậu ấm áp. Hiện tại sản xuất rau quả cả nước Nhật Bản mới đảm bảo được khoảng 70- 80% nhu cầu tiêu thụ trong nước, còn lại là nhập khẩu. Tuy vậy, tiêu chuẩn kỹ thuật khá cao, nhất là việc kiểm tra chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Các chỉ tiêu phân tích, đánh giá lên tới hàng trăm tiêu chí khác nhau nhưng người nông dân Nhật Bản vẫn thực hiện tốt.

Người dân Nhật Bản trồng rau trong những nhà lồng bạt, không dùng

hóa chất và sử dụng hệ thống đo nhiệt độ cùng lượng mưa để kiểm soát độ ẩm phù hợp cho rau quả tăng trưởng, hiệu quả năng suất thu được lớn.

Thái Lan

Nền kinh tế của nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á vẫn phụ thuộc rất lớn vào ngành nông nghiệp. Thái Lan - quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới đã có những biện pháp để phát triển nông nghiệp bền vững trong đó có việc xây dựng các thành phố nông nghiệp xanh. Trong năm 2014, 6 tỉnh, thành phố của Thái Lan đã được lựa chọn để phát triển thành các thành phố nông nghiệp xanh, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường, phù hợp với văn hóa địa phương.chú trọng phát triển tiềm năng và tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm của mình. Xu hướng gia tăng về nông nghiệp xanh cũng đảm bảo an toàn cho người nông dân và người tiêu dùng, giúp tăng cường hệ sinh thái nông nghiệp và thúc đẩy nâng cao sức khỏe của người dân.

Là một quốc gia nhỏ, diện tích chỉ khoảng 21000 km2 Điều kiện tự nhiên khá nghèo nàn toàn bộ đất nước nằm trong khu vực sa mạc, bán sa mạc, đất canh tác ít, kém màu mỡ địa hình phức tạp, nhiều rừng và đồi dốc,… Người Isarel làm nông nghiệp với 95% là khoa học, 5% lao động. Họ sử dụng phương pháp khử mặn đất, phát minh ra công nghệ tưới nhỏ giọt hiệu quả và thậm chí nuôi cá ngay trên sa mạc cằn cỗi. Isarel cũng là quốc gia duy nhất mà diện tích sa mạc đang được đẩy lùi, dẫn đầu thế giới về tái chế nước , với tỷ lên đến 70% lượng nước được tái chế. Nền nông nghiệp với những thành tựu như chăn nuôi bò sữa, gia cầm; chế biến cam quýt; trồng hoa, rau màu, thực phẩm công nghệ cao. Tất cả lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của Isarel đều ứng dụng công nghệ hiện đại như sinh học, thông tin/điện toán, tự động hóa, ... Ngoài thành tựu đạt được về năng suất, chất lượng nông phẩm, Isarel cũng đang đi đầu về công tác quản lý tiêu chuẩn đo lường – chất lượng nông sản. Hầu hết các nông phẩm, thực phẩm tươi sống, rau quả, trứng thịt của Isarel bán trên thị trường đều có tem, nhãn mác địa chỉ rõ ràng thể hiện trách nhiệm với người tiêu dùng,…

1.3. Những vấn đề hạn chế trong sản xuất RAT ở nước ta hiện nay

Rau an toàn có ý nghĩa đối với sức khỏe con người về trước mắt cũng như lâu dài vì RAT (rau sạch) là loại thực phẩm thiết yếu không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.Tuy nhiên hiện nay, việc sản xuất RAT vẫn còn nhiều hạn chế:

- Kinh phí sản xuất rau còn dàn trải, có khi còn hạn chế bởi kiến thức và cả lương tâm nghề nghiệp. Việc triển khai sản xuất rau an toàn ngoài đồng ruộng với diện tích quá ít nên còn bị lẫn sản phẩm rau an toàn và không an toàn.

- Chưa liên doanh, liên kết các hộ sản xuất rau an toàn với nhau ngay trong một vùng miền.

- Nhiều vùng sản xuất rau an toàn mặc dù thu được một số kết quả đáng khích lệ nhưng vẫn chưa có thương hiệu hoặc có thì cũng chưa có thị trường để tiêu thụ.

- Việc sản xuất rau an toàn còn mang tính hình thức chứ chưa mang tính thực tiễn phục vụ nhân dân.

- Một số nơi, cán bộ phụ trách hướng dẫn sản xuất rau an toàn còn thiếu trách nhiệm, nông dân sản xuất chưa vì lợi ích chung mà chủ yếu mang tính tự phát.

- Quy trình sản xuất rau an toàn thực sự vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của đời sống hiện nay là rau có chất lượng cao, đảm bảo an toàn. Quy trình tạm thời do Bộ NN&PTNT ban hành mới chỉ là quy trình kỹ thuật chứ chưa phải là quy trình thống nhất trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện để ra sản phẩm rau an toàn thực sự theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt của châu Âu (EuroGAP).

- Chất lượng rau kém do nông dân vẫn sử dụng thuốc hóa học với mục đích kích thích ra hoa, ra quả trái vụ hoặc làm đẹp mẫu mã sản phẩm rau.

- Chưa có thương hiệu sản phẩm rau an toàn, thậm chí nhãn hiệu, mẫu mã bao bì cũng chưa đăng ký số, mã vạch.

- Giá thành rau an toàn còn cao, chưa đáp ứng được yêu cầu và thị hiếu của khách hàng, lý do là chất lượng rau không ổn định, các vấn đề liên quan đến tiêu thụ.

- Chưa có chiến lược xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường xuất khẩu, chưa có chiến lược lâu dài trong sản xuất rau an toàn.

Những hạn chế trên ảnh hưởng không nhỏ đến việc mở rộng diện tích sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn. Trong thời gian tới ngành trồng rau nước ta cần tiếp cận với hệ thống tiêu chuẩn tiên tiến của thế giới, phải có sự đổi mới về tư duy của cả người quản lý và người sản xuất. Xây dựng một chiến lược và kế hoạch cụ thể, có tính đến sự liên kết giữa các ngành nhằm phát triển ngành trồng rau an toàn, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng.

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Phú Bình

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Phú Bình là một huyện trung du nằm ở phía nam của tỉnh Thái Nguyên, trung tâm huyện cách thành phố 23 km. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 251,749 km2. Dân số năm 2016 là gần 139.000 người, mật độ dân số khoảng 553 người/km2. Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ; phía Tây giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phổ Yên; phía Đông và Nam giáp tỉnh Bắc Giang. Huyện Phú Bình có 20 đơn vị hành chính gồm thị trấn Hương Sơn và 19 xã.

- Đặc điểm địa hình: Địa hình của huyện có chiều hướng dốc xuống dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, với độ dốc 0,04% và độ chênh lệch cao trung bình là 1,1m/km dài. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 14m, thấp nhất là 10m thuộc xã Dương Thành, đỉnh cao nhất là Đèo Bóp, thuộc xã Tân Thành, có chiều cao lên đến 250m.

Địa hình tương đối bằng phẳng, diện tích đất có độ dốc nhỏ hơn 8% chiếm đa số. Bên cạnh đó, huyện Phú Bình còn có nhiều đồi núi thấp, thích hợp cho việc khai thác nguyên vật liệu phục vụ xây dựng hạ tầng giao thông vận tải và các khu công nghiệp.

Phú Bình thuộc nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng và nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi. Nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng, kiểu đồng bằng aluvi, rìa đồng bằng Bắc Bộ, với độ cao địa hình 10-15m. Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải, dạng bậc thềm cổ có diện tích lớn hơn, độ cao địa hình vào khoảng 20-30m và phân bố dọc sông Cầu. Nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi của huyện Phú Bình thuộc loại kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình, dạng bát úp, với độ cao tuyệt đối 50-70m.

Trước đây, phần lớn diện tích nhóm cảnh quan hình thái địa hình núi thấp có lớp phủ rừng nhưng hiện nay lớp phủ rừng đang bị suy giảm, diện tích rừng tự nhiên hầu như không còn. Địa hình của huyện có chiều hướng dốc

xuống dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, với độ dốc 0,04% và độ chênh lệch cao trung bình là 1,1 m/km dài. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 14m, thấp nhất là 10m thuộc xã Dương Thành, đỉnh cao nhất là Đèo Bóp, thuộc xã Tân Thành, có chiều cao 250 m. Diện tích đất có độ dốc nhỏ hơn 8% chiếm đa số, nên địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Địa hình có nhiều đồi núi thấp cũng là một lợi thế của Phú Bình, đặc biệt trong việc tạo khả năng, tiềm năng cung cấp đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, công trình thủy lợi, khu công nghiệp.

Khí hậu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình của huyện hằng năm giao động khoảng 23,1 – 24,4 0C. Lượng mưa trung bình năm khoảng 2000 đến 2500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Độ ẩm trung bình hằng năm khoảng 81 – 82%.

Tài nguyên khoáng sản tự nhiên, Phú Bình có các mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn như ở các huyện khác của tỉnh. Có nguồn cát, đá sỏi ở sông Cầu. Đây là nguồn vật liệu xây dựng khá dồi dào, phục vụ cho các hoạt động khai thác đáp ứng cho nhu cầu trong huyện và địa bàn lân cận.

Nguồn cung cấp nước cho huyện Phú Bình chủ yếu của sông Cầu và các suối, hồ đập. Sông Cầu là một sông lớn thuộc hệ thống sông Thái Bình, chiều dài đoạn chảy qua Phú Bình là 29 km, vì vậy việc cung cấp nước phục vụ tưới tiêu, sản xuất, sinh hoạt,… sông Cầu còn là tuyến giao thông đường thủy quan trọng, phục vụ nhu cầu vận tải cát, sỏi, nguyên vật liệu xây dựng. Tuy nhiên những năm gần dây do tình trạng khai thác cát sỏi không được quy hoạch và quản lý tốt nên nhiều đoạn bị đào bới nham nhở, gây cản trở cho giao thông đường thủy.

Phú Bình có hệ thống kênh đào (còn gọi là sông Máng) có chiều dài 33 km được xây dựng từ thời Pháp thuộc, kênh đào chảy qua địa phận huyện từ xã Đồng Liên (thành phố Thái Nguyên), qua xã Đào Xá, Bảo Lý, Hương Sơn,

Tân Đức rồi chảy về địa phận tỉnh Bắc Giang. Hệ thống kênh đào cung cấp nước tưới cho các xã nó đi qua. Ngoài ra Phú Bình còn có nhiều hệ thống suối và hồ đập tự nhiên cũng như nhân tạo cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.

Tài nguyên đất của Phú Bình có nhiều chủng loại nhưng phân bố không tập trung. Nhìn chung đất đai của huyện được đánh giá là có chất lượng xấu, nghèo dinh dưỡng, khả năng giữ nước và giữ ẩm ké, độ mùn tổng số thấp từ 0,5 – 0,7%, độ pH cao từ 4 đến 5. Với tài nguyên đất đai như vậy, hiệu quả sản xuất nông nghiệp không cao. Tuy nhiên đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khi cần lấy đất ở một số vùng để xây dựng các khu công nghiệp, chi phí đền bù đất sẽ thấp hơn so với các vùng đồng bằng trù phú và ít ảnh hưởng tới an ninh lương thực của quốc gia hơn.

Theo số liệu thống kê năm 2019, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 24.336.96 ha, trong đó đất nông nghiệp có 20.402.6 ha (chiếm 83.83 %). Như vậy, đất nông nghiệp của huyện chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên, đây sẽ là điều kiện thuận lợi trong việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn và xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới. Diện tích đất trồng cây hằng năm là 10.102.7 ha, chiếm 41.51% diện tích đất nông lâm nghiệp.

Đất lâm nghiệp của huyện là 5525.8 ha, chiếm 22.71 %, toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp của huyện đều là rừng trồng, chủ yếu là cây keo. Diện tích nuôi trồng thủy sản là 397.9 ha, chiếm 1.63% diện tích đất nông lâm nghiệp.

Trong tổng diện tích đất 24.336.96 ha được chia làm ba loại đất chính: - Nhóm đất nông nghiệp: với tỷ lệ cao nhất, có diện tích là 20.402,6 ha, chiếm 83,83 % diện tích đất của toàn huyện, được phân ra ba nhóm đất theo mục đích sử dụng:

+ Đất trồng lúa: 7.276,9 ha, chiếm 29,9 %

+ Đất trồng cây lâu năm: 4.339,6 ha, chiếm 17,83 %

- Nhóm đất phi nông nghiệp: 3.928,3 ha, chiếm 16,14 % tổng số diện tích đất của huyện.

- Nhóm đất chưa sử dụng: với diện tích là 6,1 ha, chiếm 0,02%

Như vậy, trong cơ cấu đất đai của huyện, đất sản xuất nông nghiệp chiếm tới 54,3% trong khi lâm nghiệp chỉ chiếm 25%. Cây trồng chủ đạo vẫn là cây lúa, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả không phải là thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của huyện.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

- Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực có một ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia nói chung và mỗi địa phương nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 36)