3.2 Giải pháp hoàn thiện chính sách sản phẩm tại công ty Cổ phần Trường
3.2.1 Đa dạng hóa danh mục sản phẩm
Đối thủ cạnh tranh của Công ty có nhiều mẫu mã nhập về từ các nước khác nhau. Do đó Công ty cần cải thiện đa dạng hóa danh mục sản phẩm. Đây là một vấn đề đặt ra cần phải giải quyết của Công ty Trường Phương.
Vì hầu hết sản phẩm của công ty thì đều liên quan đến dây chuyền sản xuất do
đó việc đa dạng về sản phẩm còn giúp cho công ty có thể cung cấp cả dây chuyền sản
xuất cho khách hàng, khai thác triệt để các cơ hội kinh doanh có thể được nhằm gia tăng lợi nhuận và vị trí đối với đối thủ cạnh tranh.
Hiện nay Công ty Trường Phương cũng đang thực hiện việc đa dạng hóa chủng
loại bằng cách phát triển chủng loại sản phẩm theo cả ba chiều dài, chiều rộng và chiều sâu nhằm tạo ra những sản phẩm phù hợp cho từng đối tượng khách hàng khác nhau. Bao gồm cả việc công ty đã để ý đến mật độ của sản phẩm.
Về chiều rộng: Công ty nên kéo dài danh mục sản phẩm, thêm một số danh mục khác liên quan đến dây chuyền sản xuất như vòng bi, ròng rọc, là những sản phẩm đã có trên thị trường nhưng chưa được Công ty nhập về để bán. Mở rộng danh
mục sản phẩm xuống phía dưới, đưa ra danh mục sản phẩm có giá cả phải chăng đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng. Bởi ngày nay có càng nhiều Công ty tham gia vào lĩnh vực này nên việc Công ty muốn đa dạng hóa sản phẩm thì việc đưa ra giá cả cũng phải thấp, phải chăng thì mới có thể thu hút được khách hàng tiềm năng cũng như khách hàng của đối thủ cạnh tranh.
Về chiều sâu: Công ty đã khai thác rất thành công chiều sâu của các dòng sản phẩm bao gồm việc những sản phẩm đều có nhiều mẫu mã khác nhau, nhãn hiệu khác
nhau. Tuy nhiên ở sản phẩm nhông xích nên bổ sung hai loại nữa là RS160 và RS200
để so với dòng xích công nghiệp có sự tương đồng giữa hai sản phẩm, bởi nhông xích
và xích công nghiệp đều có mối liên hệ tương quan với nhau. Do đó nếu xích công nghiệp có sản phẩm RS160, RS200 thì Công ty nên bổ sung cho xích công nghiệp sản phẩm như vậy.
Về chiều dài: Với các nhóm sản phẩm hiện có của Công ty, Công ty đã khai thác thành công về chiều dài của các nhóm sản phẩm đó. Công ty cần phải nghiên cứu rõ danh mục sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để có thể bổ sung thêm các danh mục mà Công ty còn thiếu so với thị trường. Vậy nên trước tiên Công ty cần kéo dài danh mục sản phẩm theo chiều rộng để từ đó có thể mở rộng về chiều dài cho những sản phẩm mới đó.
Về mật độ của các sản phẩm: Từ những phân tích ở phần thực trạng thì có thể thấy nhóm sản phẩm nhông xích và xích công nghiệp mang lại doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp. Do đó Công ty có thể để mật độ của sản phẩm này nhiều hơn, đồng
thời những sản phẩm đem lại doanh thu thấp, công ty có thể giảm đi số lượng hàng nhập về. Cụ thể:
- Về sản phẩm thanh răng của công ty mới nhập về tuy có doanh thu thấp nhưng nó lại có mối quan hệ với sản phẩm bánh răng, do đó Công ty cần đẩy mạnh tăng trưởng sản phẩm này cùng với bánh răng khi khách hàng hỏi mua sản phẩm bánh
răng.
- Công ty có thể giảm số lượng hàng hóa nhập về sản phẩm hộp giảm tốc, bởi
làm bằng sắt, do đó nếu nhập về nhiều sẽ có thể làm gia tăng chi phí bảo quản cũng như lưu kho, lại còn dễ gây gỉ sét, hỏng hóc.
- Chiến lược mở rộng chủng loại: Với nhãn hiệu đã có của Công ty như là KANNA, TSUBAKI, DBC, Maxton, thì trong đó ba nhãn hiệu là TSUBAKI, DBC, Maxton hiện đang chưa có những sản phẩm về xích công nghiệp, bánh răng trụ, thanh
răng và hộp giảm tốc do đó Công ty có thể bổ sung thêm những sản phẩm này dưới nhãn hiệu đó. Tuy nhiên Công ty cần phải nghiên cứu xem sản phẩm nào thì nên bổ sung thêm nhãn hiệu nào để tránh trường hợp có thể nhập về quá nhiều mà không bán
được, gây tổn hại cho doanh nghiệp.
Trong chiến lược đề ra của những năm tới Công ty nên chú ý đến việc thiết kế
mẫu mã cho nhóm sản phẩm chủ lực như nhông xích- xích công nghiệp dành cho dây
chuyền sản xuất nhỏ và lớn. Công ty nên kéo giãn danh mục sản phẩm của mình theo
hướng lên trên và xuống dưới, tạo ra sự tương thích giữa các sản phẩm để các sản phẩm mới đều có mối liên hệ với các sản phẩm đã có.
Tiến hành thực hiện việc đưa ra chiến lược hoạch định chủng loại sản phẩm
Kế hoạch quyết định chủng loại sản phẩm Tổ chức, tiến hành
thực hiện
Phòng kế hoạch của Công ty cần phải chịu trách nhiệm trong việc nghiên cứu và đưa ra chiến lược về kế hoạch quyết định chủng loại sản phẩm mới hay là mở rộng
thêm danh mục sản phẩm nào. Cần phải nghiên cứu khách hàng tiềm năng (bao gồm khách hàng đã mua và tiêu dùng hay những khách hàng tương lai) nghiên cứu biến động nhu cầu của khách hàng đó để có thể đưa ra chính sách về danh mục sản phẩm đạt hiệu quả cao. Đồng thời càng phải nghiên cứu mẫu mã của những đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu xem sản phẩm nào của đối thủ được khách hàng quan tâm nhất.
Từ việc nghiên cứu đó, Công ty sẽ tiến hành thực hiện việc hoạch định chủng loại sản phẩm, đưa ra những chủng loại sản phẩm phù hợp với những sản phẩm đã có
của Công ty, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng.
Sau cùng là việc kiểm soát hoạch định đó. Dựa trên sự phản hồi cũng như đánh
giá từ phía khách hàng, Công ty cần đưa ra nhận định về sản phẩm nào cần được đầu tư quan tâm nhiều hơn, sản phẩm nào cần phải tiến hành loại bỏ hoặc cải tiến. Để từ đó đưa ra được những loại sản phẩm tối ưu nhất, đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng, mang lại tiềm năng kinh doanh, doanh thu cũng như vị thế của Công ty trên thị trường.