Nâng cao chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu 284 hoàn thiện chính sách sản phẩm tại công ty cổ phần trường phương việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 80 - 84)

3.2 Giải pháp hoàn thiện chính sách sản phẩm tại công ty Cổ phần Trường

3.2.5 Nâng cao chất lượng sản phẩm

Đối với những sản phẩm Công ty nhập về bán lại thì các sản phẩm đó đã đạt những tiêu chuẩn theo chất lượng của thế giới. Tuy nhiên Công ty nên chú trọng trong

khâu bảo quản để sản phẩm tránh hỏng hóc và giữ nguyên được chất lượng ban đầu khi sản phẩm được nhập về. Vì sản phẩm nhập về không cần lo lắng về chất lượng nhiều do đó Công ty nên tập trung vào việc hoàn thiện quy trình và nâng cao chất lượng đối với sản phẩm gia công của Công ty.

Để có thể quản lý và kiểm soát được chất lượng sản phẩm của Công ty thì Công

ty nên thực hiện quy trình 4 bước thay thế quy trình 3 bước trước đây của Công ty.

Sơ đồ 3.3: Quản lý chất lượng sản phẩm (Chu trình PDCA3)

Ba tiêu chí về lập kế hoạch chất lượng, đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng Công ty đã thực hiện khá tốt. Tuy nhiên về hành động tiến hàng cải tiến chất lượng thì Công ty lại không có. Cần phải có sự khảo sát, hay để khách hàng đưa ra ý kiến về chất lượng sản phẩm. Để từ đó Công ty sẽ dựa vào những chênh lệch giữa chất lượng sản phẩm sau khi sản xuất với chất lượng mà Công ty đề ra để từ đó có những cải tiến cho chất lượng của sản phẩm.

Để có thể hoàn thiện chính sách chất lượng sản phẩm Công ty cần chủ động trong việc tìm kiếm nguyên liệu đầu vào và hạn chế tối đa việc thiếu hụt hay giá đầu vào quá cao. Công ty có thể áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng trong thực tế của doanh nghiệp như là:

- Đáp ứng những điều kiện cần thiết cho quy trình quản lý chất lượng như về tài chính, kỹ thuật, công nghệ, nhân lực. Số tiền cần chi ra trong việc quản lý chất lượng máy móc thiết bị cần thiết để thực hiện việc gia công và cần bao nhiêu người để thực hiện việc gia công đó.

- Nâng cao chất lượng tay nghề, trang bị kiến thức, đưa ra những chính sách đào tạo cho nhân viên thực hiện gia công. Đây có thể coi là yếu tố quyết định trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quá trình gia công.

- Đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ trong các khâu sản xuất và trong việc quản lý chất lượng cho mọi bộ phận trong Công ty.

- Tập trung quản lý và kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm từ quá trình nhập hàng về đến lúc tiến hành thương mại hóa sản phẩm.

- Tiến hành so sánh và thấy được sự chênh lệch giữa chất lượng thực tế với việc đề ra kế hoạch chất lượng để phát hiện những sai sót. Phân tích những thông tin để tìm kiếm và phát hiện những sai sót so với mục tiêu đề ra.

KẾT LUẬN

Thị trường kinh doanh ngày càng phức tạp và luôn biến đổi không ngừng nghỉ.

Với 8 năm hình thành và phát triển, Công ty đã đạt được một số thành công đáng kể trong việc kinh doanh như việc mở rộng quy mô vào năm 2018 trong lĩnh vực về nhông xích và xích công nghiệp. Như tình hình dịch bệnh đầu năm nay cũng làm ảnh

hưởng tới nền kinh tế và các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh của Công ty. Để có thể giảm được tổn thất trong năm nay và có thể tồn tại và phát triển về ngành nghề này thì Công ty cần tiến hành khai thác thị trường một cách triệt để, nắm bắt được nhu cầu ngày càng thay đổi của khách hàng cụ thể là những thay đổi trong các dây chuyền

sản xuất (khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp hướng tới) nhằm có thể đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao hơn của khách hàng. Do đó Công ty cần đưa ra một chính sách sản phẩm phù hợp với nhu cầu đó.

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu phỏng vấn mô tả, thống kê, phân tích, tổng hợp và quan sát khóa luận đã: Khái quát những vấn đề lý luận về hoàn

thiện chính sách sản phẩm; Phân tích, đánh giá thực trạng về hoàn thiện chính sách thực trạng của Công ty cổ phần Trường Phương Việt Nam

Dựa trên cơ sở lý thuyết hoàn thiện chính sách sản phẩm khóa luận đã đề xuất

giari pháp về từng mục trong chính sách sản phẩm bào gồm về cơ cấu danh mục sản phẩm, nhãn hiệu, bao bì, chính sách khách hàng, tìm kiếm và nghiên cứu một sản phẩm mới cụ thể, quy trình quản lý chất lượng sản phẩm giúp cho công ty có thể hoàn

thiện chính sách sản phẩm tại Công ty cổ phần Trường Phương Việt Nam.

Với một số giải pháp nhỏ và được nghiên cứu trong thời gian thực tập tại Công

ty, em hy vọng có thể giúp cho chính sách sản phẩm của Công ty có thể hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước

1. Công ty cổ phần Trường Phương Việt Nam: http://banhrangcongnghiep.com/

2. Công ty TNHH cơ khí Mạnh Quang: http://www.manhquang.vn/

3. Công ty TNHH MTV DT TM&DV Trung Quyền: http://cp-chc.com.vn/ 4. Đặng Phương Hoa (2011), Chính sách sản phẩm của hãng điện thoại di động

NOKIA tiểu luận trường Đại học kinh tế Quốc dân.

5. Đoàn Thị Kiều Anh (2006): Hoàn thiện chính sách sản phẩm tại Công ty Cô

phần may Đức Giang, luận văn tốt nghiệp trường Học viện Tài Chính

6. PGS.TS Trương Đình Chiến (2018), Giáo trình quản trị Marketing, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

7. Nguyễn Ngọc Mai (2010), Chính sách sản phẩm của công ty Unilever cho sản phẩm Sunsilk tiểu luận trường Đại học kinh tế Quốc dân.

8. Nguyễn Thị Hảo (2015): Phát triển chính sách sản phẩm của công ty cổ phần thương mại và thiết bị Minh Tâm, luận văn tốt nghiệp trường Đại học Thương Mại.

9. PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hiền, ThS Nguyễn Thị Hưng (2015), Tập bài giảng Marketing căn bản, Nhà xuất bản Lao động- Xã hội.

10. Huỳnh Hữu Nhân (2015): Giải pháp hoàn thiện chính sách sản phẩm tại Công ty cổ phần Vật Liệu Xây Dựng Vĩnh Long, luận văn tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.

11. Đỗ Đức Phú, Giáo trình quản lý chất lượng, Đại học kinh tế & quản trị kinh doanh từ https://www.slideshare.net/lntgiang16/gio-trnh-qun-l-cht-lng-sn-phm- 75471823

Tài liệu nước ngoài

1. Klaus Brockhoff (2003) Customersi perspectives of involvement in new product development, Technology Management, Vol. 26, Nos. 5/6

2. Mishelle DOORASAMY (2015): Product Portfolio Management: An Important Business Strategy, Durban University of Technology, Department of Financial Accounting, Durban, South Africa

3. Creative Commons Esen Gurbuz (2018): Theory of New Product Development and Its Applications, Nigde Omer Halisdemir University, Nigde, Turkey.

4. Arto Tolonen, Hanna Kropsu- Vehkapera Harri, Haapasalo (2014): Product Portfolio Management - Current challenges and preconditions, Industrial Engineering and Management, University of Oulu, Finland

5. Ozge Ceyhan, Merve Turk, Hafize Helvaci, Damla Yuksel and Nejat Kutup

(2019): Standardization of Packaging Materials for Various Products and Cost Optimization in Packaging, Proceedings of the International Symposium for Production Research, Department of Industrial Engineering, Yasar University, Bornova, Turkey

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

(Đánh giá năng lực chuyên môn, năng lực nghiên cứu của sinh viên trong quá trình làm KLTN. Đánh giá nỗ lực và hiệu quả công việc, sự thường xuyên liên lạc của sinh viên với GVHD...)

Giảng viên hướng dẫn

Một phần của tài liệu 284 hoàn thiện chính sách sản phẩm tại công ty cổ phần trường phương việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w