Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân lực tại sở khoa học và công nghệ thái nguyên (Trang 34 - 37)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

- Số liệu thứ cấp được thu thập từ các số liệu của các phòng, đơn vị trực thuộc Sở KH&CN Thái Nguyên;

- Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác QTNL như: Bộ luật Dân sự, Luật Cán bộ công chức viên chức, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật; Nghị định số 24/2010/NĐ-CP,… và các Thông tư, Chỉ thị của các cơ quan quản lý Nhà nước.

- Các báo cáo tổng kết công tác nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại Sở KH&CN Thái Nguyên và các báo cáo về quản trị NL của Văn phòng Sở, phòng Hành chính kế toán giai đoạn 2015-2018.

- Các tài liệu sách báo, tạp chí nghiên cứu có bài viết liên quan đến công tác quản trị nhân lực.

2.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra trực tiếp bằng việc sử dụng phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp lao động hiện đang công tác tại Sở KH&CN Thái Nguyên bao gồm cả lãnh đạo, CC, VC, người lao động.

- Đối tượng điều tra: Cán bộ, chuyên viên đang làm việc tại Sở KH&CN Thái Nguyên.

- Cách thức chọn mẫu điều tra: Nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phát phiếu điều tra chuyên viên tại Sở KH&CN Thái Nguyên. Theo Slovin (1984; trích dẫn bởi Võ Thị Thanh Lộc, 2010) cỡ mẫu được xác định theo công thức sau:

n = N/(1 + Ne2 )

Trong đó: N: số quan sát tổng thể, e: sai số cho phép

Nghiên cứu sử dụng mức chắc chắn 95%, biên sai số 5%. Theo Nguyễn Văn Dung (2010), các nhà nghiên cứu thường chỉ quan tâm đến độ tin cậy 95% hay 99%, tuy nhiên, mức tin cậy 95% hiện được sử dụng nhiều nhất. Saunders et al. (2010) cũng cho rằng, các nhà nghiên cứu thường tìm kiếm mức chắc chắn 95%. Luck và Rubin (2005) cũng khẳng định, biên sai số 5%, mức tin cậy 95% được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu.

Theo số liệu báo cáo nhân lực của Sở KH&CN Thái Nguyên năm 2018 là 87 người ước lượng tỷ lệ với độ tin cậy 95%, mức sai số 5%. Áp dụng công thức trên ta có số mẫu cần lấy:

n = 87/(1 + 87.(0.05)2 )= 70 Như vậy cỡ mẫu cho nghiên cứu là 70 mẫu

Phiếu điều tra được sử dụng để thu thập số liệu sơ cấp:

- Bảng câu hỏi: Bộ câu hỏi được thiết kế dành cho đối tượng của đề tài là cán bộ công chức- viên chức đang làm việc tại Sở.

* Các câu hỏi trong phiếu điều tra sử dụng thang đo Likert scale với 5 mức độ đánh giá: 1- Rất thấp; 2 – Thấp; 3 – Trung bình; 4 - Cao; 5 - Rất cao. Sử dụng thang đo khoảng tính giá trị trung bình so sánh khoảng cách và ý nghĩa của từng giá trị trung bình. Giá trị bình quân của tiêu chí Likert cho từng câu hỏi:

Trong đó:

Xi: là biến quan sát theo tiêu chí Likert Fi: Số người trả lời cho giá trị Xi

- Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối của tiêu chí khoảng: Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/ n = (5 -1)/ 5= 0,8 Từ đó ta có: Giá trị trung bình và ý nghĩa của tiêu chí Likert:

Mức Thang đo Ý nghĩa Mô tả ý nghĩa thang đo khoảng

5 4.21 - 5.00 Rất cao Trên 80% người được phỏng vấn đã đánh giá hoạt động QTNL là tốt 4 3.41 - 4.20 Cao Trên 60% người được phỏng vấn đã

đánh giá hoạt động QTNL là tốt 3 2.61 - 3.40 Trung bình Trên 40% người được phỏng vấn đã

đánh giá hoạt động QTNL là tốt 2 1.81 - 2.60 Thấp Trên 20% người được phỏng vấn đã

đánh giá hoạt động QTNL là tốt 1 1.00 - 1.80 Rất thấp Trên 5% người được phỏng vấn đã

đánh giá hoạt động QTNL là tốt Nội dung phiếu điều tra gồm 2 phần:

Phần 1: Thông tin của đối tượng điều tra: Tuổi, giới tính, thời gian làm việc, trình độ, thể lực ...

Phần 2: Các câu hỏi điều tra cụ thể nhằm đánh giá thực trạng hoạt động quản trị nhân lực theo các chức năng như sau:

+ Đánh giá nhân lực theo trí lực (trình độ học vấn, trình độ quản lý nhà nước, trình độ ngoại ngữ và tin học; Về ngạch công chức và kinh nghiệm công tác; kỹ năng nghề nghiệp; Mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao);

+ Đánh giá nhân lực theo thể lực (Về sức khoẻ, giới tính; Về độ tuổi); + Đánh giá nhân lực theo tâm lực (Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; Về thái độ làm việc).

- Phỏng vấn bán cấu trúc: Dựa trên các bảng câu hỏi đã lập sẵn, nghiên cứu tiến hành khảo sát các đối tượng đã được đề tài xác định sẵn. Việc sử dụng công cụ phỏng vấn bán cấu trúc sẽ được sử dụng chủ yếu là phỏng vấn sâu và phỏng vấn theo trường hợp.

- Phỏng vấn cá nhân: Nhằm thu thập thông tin từ các đối tượng nghiên

cứu, đề tài sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn để phỏng vấn từng cá nhân riêng biệt của các khoa trong Sở. Bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên nội dung đề tài cần thu thập và được sử dụng trong kỹ thuật phỏng vấn cá nhân. Phỏng vấn cá nhân sẽ là công cụ giúp đề tài giải thích được các vấn đề có liên quan.

- Chuyên gia: Trao đổi trực tiếp, phỏng vấn sâu với các cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý về một số chuyên đề cụ thể liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.

- Nghiên cứu tài liệu.

- Quan sát: Quan sát hoạt động liên quan nội dung nghiên cứu tại các

đơn vị nghiên cứu; với một số vấn đề không trực tiếp sử dụng bảng hỏi trực tiếp, sử dụng phương pháp quan sát để thu thập các thông tin trong thực tế để phục vụ việc đánh giá công tác quản trị nhân lực tại Sở KH&CN.

- Thời gian điều tra: Từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 3/2019.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân lực tại sở khoa học và công nghệ thái nguyên (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)