5. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ công
công chức tại Sở KH&CN Thái Nguyên
*Các chỉ tiêu phản ánh công tác quy hoạch/luân chuyển/tuyển dụng
Điểm đánh giá trung bình theo thang đo Likert của công chức được điều tra về công tác quy hoạch/truyển dụng công chức.
*Các chỉ tiêu phản ánh công tác đào tạo, bồi dưỡng
Số lượng công chức được đào tạo, bồi dưỡng; Điểm đánh giá trung bình theo thang đo Likert của công chức được điều tra về công tác đào tạo, bối dưỡng.
*Các chỉ tiêu phản ánh công tác sử dụng công chức: Điểm đánh giá trung bình theo thang đo Likert của công chức được điều tra về công tác sử dụng công chức.
*Các chỉ tiêu phản ánh công tác kiểm tra, đánh giá công chức: Điểm đánh giá trung bình theo thang đo Likert của công chức được điều tra về công tác kiểm tra, đánh giá công chức.
*Các chỉ tiêu phản ánh việc thực hiện chính sách đãi ngộ đối với công chức: Điểm đánh giá trung bình theo thang đo Likert của công chức được điều tra về việc thực hiện chính sách đãi ngộ công chức”.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Những nội dung chủ yếu đã trình bày là: - Câu hỏi nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu thứ cấp Thu thập số liệu sơ cấp;
Phương pháp tổng hợp thông tin, số liệu,
Phương pháp phân tích số liệu
- Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu:
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng công chức bao gồm: Các chỉ tiêu phản ánh trình độ chuyên môn,
Các chỉ tiêu phản ánh trình độ lý luận chính trị, Các chỉ tiêu phản ánh trình độ quản lý nhà nước, Chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành công việc, Các chỉ tiêu phản ánh phẩm chất, đạo đức công vụ.
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại Sở KH&CN Thái Nguyên bao gồm:
Các chỉ tiêu phản ánh công tác quy hoạch/luân chuyển/tuyển dụng,
Các chỉ tiêu phản ánh công tác đào tạo, bồi dưỡng, Các chỉ tiêu phản ánh công tác sử dụng công chức,
Các chỉ tiêu phản ánh công tác kiểm tra, đánh giá công chức
Các chỉ tiêu phản ánh việc thực hiện chính sách đãi ngộ đối với công chức.
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Thái Nguyên là tỉnh trong vùng trung du và miền núi phía Bắc, ở vị trí trung tâm vùng giữa thủ đô Hà Nội và các tỉnh miền núi phía Bắc, nằm trong quĩ đạo chung của vùng Thủ đô; Thái Nguyên có diện tích 3.531,7 km2, dân số khoảng 1,2 triệu người với 8 dân tộc anh em cùng sinh sống, là trung tâm đào tạo đứng thứ 3 toàn quốc: Đại học vùng Thái Nguyên với 7 trường Đại học thành viên, trên 20 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; tỉnh còn có tiềm năng phát triển du lịch, du lịch sinh thái với nhiều hang động, khu di tích lịch sử cách mạng như hồ Núi Cốc, ATK - Định Hóa, khu di tích khảo cổ Thần Sa - Võ Nhai…
Với vị trí nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và là trung tâm kinh tế các tỉnh Trung du miền núi phía bắc (gồm Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang). Những năm vừa qua, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng Trung du miền núi phía bắc và của cả nước, các ngành kinh tế của tỉnh cũng có những bước phát triển đáng kể ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực từ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đến công nghiệp - xây dựng và thương mại dịch vụ. Theo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, tỉnh Thái Nguyên có tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 10,44%; Thu nhập bình quân đầu người (GRDP) đạt 76 triệu đồng; Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 645.507 tỷ đồng; Giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 24,991 tỷ USD; Thu ngân sách trong cân đối ước đạt 13.112 tỷ đồng.
3.2. Khái quát chung về Sở Khoa học và Công nghệ Thái nguyên
Sở Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên, tiền thân là Ban Khoa học Kỹ thuật tỉnh Bắc Thái trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, được thành lập tại
quyết định số 397/QĐ-UB ngày 10 tháng 12 năm 1982 của UBND tỉnh Bắc Thái và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1983. Trước đó, vào năm 1963, Ủy ban Hành chính tỉnh Thái Nguyên đã có quyết định thành lập Ban Kỹ thuật tỉnh.
Ban Khoa học Kỹ thuật tỉnh Bắc Thái được thành lập dựa trên nền tảng tách phòng Khoa học - Kỹ thuật và Đo lường Tiêu chuẩn ra khỏi Ủy ban Kế hoạch tỉnh Bắc Thái. Sau khi tách khỏi Ủy ban Kế hoạch tỉnh Bắc Thái để thành lập một đơn vị độc lập, Ban Khoa học Kỹ thuật tỉnh Bắc Thái vẫn ở chung trụ sở với Uỷ ban Kế hoạch tỉnh Bắc Thái (Hiện nay là số 10, đường Đội Cấn, thành phố Thái Nguyên).
Đến năm 1983, Ban Khoa học Kỹ thuật tỉnh Bắc Thái được đổi tên thành Ủy ban Khoa học Kỹ thuật tỉnh Bắc Thái (Tại Quyết định số 217 QĐ/UB ngày 25/7/1983 của UBND tỉnh Bắc Thái).
Từ tháng 1 đến tháng 9 năm 1985, tổ chức bộ máy của Ủy ban Khoa học Kỹ thuật tỉnh Bắc Thái gồm có 04 bộ phận: Phòng Tổng hợp - Kế hoạch; Phòng Thông tin Sáng kiến Sáng chế; Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Đo lường Tiêu chuẩn và Chất lượng.
Đến ngày 01/10/1985 mới chính thức thành lập đơn vị trực thuộc Ủy ban Khoa học Kỹ thuật tỉnh Bắc Thái: Sở Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Về tổ chức bộ máy, trong năm 1987 có sự biến động: Sát nhập phòng Hành chính-Tổng hợp của Sở tiêu chuẩn đo lường chất lượng với phòng Tổ chức - Hành chính của Ủy ban Khoa học Kỹ thuật tỉnh Bắc Thái (hành chính tổ chức, kế toán tiền lương thống nhất là một) thành phòng Hành chính-Tổ chức của UB KHKT tỉnh Bắc Thái. Như vậy, công tác hành chính, tổ chức, kế toán của Ủy ban KHKT tỉnh chỉ có một bộ phận tham mưu, đơn vị trực thuộc chưa thể là một đơn vị độc lập (Tại Quyết định số 429/KHKT ngày 2/7/1987 của UB KHKT tỉnh).
Đến năm 1994, UBND tỉnh Bắc Thái đã ban hành Quyết định số 58/QĐ-UB ngày 02/5/1994 về việc thành lập Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Bắc Thái (KHCN&MT). Về cơ cấu tổ chức của Sở KHCN&MT gồm có các phòng: Phòng Hành chính-Tổ chức; Phòng Quản lý Khoa học Công nghệ và Môi trường; Phòng Thông tin sáng kiến sáng chế; Sở Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Đến năm 1996, UBND tỉnh Bắc Thái đã ban hành Quyết định số 317/QĐ-UB ngày 29/10/1996 về việc thành lập Phòng Quản lý Môi trường thuộc Sở KHCN&MT. Phòng Quản lý Môi trường được thành lập trên cơ sở tách nhiệm vụ quản lý môi trường từ phòng Quản lý Khoa học Công nghệ và Môi trường.
Năm 1997, UBND lâm thời tỉnh Thái Nguyên đã ban hành quyết định số 32/QĐ-UB ngày 22/01/1997 về việc tổ chức lại bộ máy của Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Thái Nguyên.
Năm 2003, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành quyết định số 1386/QĐ- UB ngày 24/6/2003 về việc thành lập Sở Tài Nguyên và Môi trường, đổi tên Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường thành Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên.
Năm 2008, Sở Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên xây dựng đề án tổ chức lại bộ máy của Sở và đã được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt chính thức tại quyết định số 2888/QĐ-UBND ngày 19/11/2008.
3.2.1. Cơ cấu tổ chức
a. Lãnh đạo Sở: Sở KH&CN Thái Nguyên có 01 Giám đốc và 03 Phó
Giám đốc. Tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Sở theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ;
b. Các tổ chức tham mưu, tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ:
-Văn phòng Sở; - Thanh tra Sở;
- Phòng Kế hoạch-KH&CN; - Phòng Quản lý Khoa học;
- Phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ Cơ sở;
- Phòng Quản lý Công nghệ và Thị trường Công nghệ; - Phòng Quản lý Chuyên ngành.
c. Các đơn vị sự nghiệp công lập:
- Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN; - Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN;
- Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
Theo Quyết định số 2677/QĐ-UBND ngày 12/9/2018 của UBND tỉnh Thái Nguyên trên cơ sở sáp nhập 03 trung tâm (Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN; Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN và Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng) thành Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên.
3.2.2. Vị trí, chức năng
Theo Quyết định số 1737/QĐ-UBND ngày 15/7/2015 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở KH&CN tỉnh Thái Nguyên “Sở Khoa học và Công nghệ Thái nguyên là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về KH&CN, bao gồm: hoạt động KH&CN; ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ; an toàn bức xạ và hạt nhân; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ công về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Sở theo quy định của pháp luật;
Sở KH&CN có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ”.
3.2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn
Theo quy định tại Theo Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BKHCN- BNV ngày 15/10/2014 của liên Bộ KH&N - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thì nhiệm vụ và quyền hạn của Sở KH&CN là “Dự thảo QĐ, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm về KH&CN; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách HCNN và phân cấp quản lý trong lĩnh vực KH&CN trên địa bàn; Các cơ chế, chính sách, biện pháp thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường công nghệ, sử dụng hiệu quả tiềm lực và ứng dụng các thành tựu KH&CN; Dự thảo quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục; QĐ thành lập và quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của địa phương; Dự thảo quy định về tiêu chuẩn chức danh đối với Trưởng, phó các tổ chức thuộc Sở, quy định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh lãnh đạo, quản lý về lĩnh vực KH&CN của Phòng Kinh tế hoặc Phòng Công thương thuộc UBND cấp quận, huyện; Tổ chức tuyển chọn, xét chọn, đánh giá, nghiệm thu các nhiệm vụ KH&CN; đẩy mạnh hoạt động ứng dụng, công bố, tuyên truyền kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và các hoạt động khác, quản lý các nhiệm vụ KH&CN trọng điểm của tỉnh; phối hợp triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước tại địa phương; Hướng dẫn, quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ trên địa bàn, bao gồm: chuyển giao công nghệ và đánh giá, giám định công nghệ, môi giới và tư vấn chuyển giao công nghệ; thẩm định công nghệ các dự án đầu tư và thẩm định công nghệ các dự án đầu tư và thẩm định nội dung KH&CN các quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương; Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của Văn phòng, phòng chuyên môn, nghiệp vụ và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương
và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi QLNN của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh; Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND tỉnh và Bộ KH&CN; Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật…”
3.3. Thực trạng quản trị nhân lực tại Sở Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên Nguyên
3.3.1. Quy mô cán bộ, công chức tại Sở Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên
Đối với bất kỳ một tổ chức nào nhân lực luôn là một nguồn lực quan trọng trong quá trình hoạt động và phát triển. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học công nghệ thì vai trò của nhân lực trong hoạt động của tổ chức ngày càng được khẳng định. Chất lượng nhân lực sẽ đóng vai trò quan trọng trong kết quả hoạt động của tổ chức, là nhân tố quyết định để các tổ chức có thể đạt được các mục tiêu trong quá trình phát triển.
Do đặc thù là cơ quan quản lý nhà nước nên nhân lực tại Sở KH&CN Thái Nguyên phần lớn là đội ngũ công chức trong biên chế nhà nước và một số ít chuyên viên hợp đồng được tuyển dụng theo Nghị định số 68/2000/NĐ- CP ngày 17/11/2000 của Chính Phủ.
Bảng 3.1. Quy mô đội ngũ CBCC chia theo đối tượng tại Sở KH&CN Thái Nguyên năm 2018
Chức vụ Số lượng
(người) Tỉ lệ (%)
Công chức lãnh đạo cấp sở 4 16,0
Công chức lãnh đạo cấp phòng, đơn vị trực thuộc 20 23,0
Công chức, viên chức 53 61,0
Tính đến thời điểm hết năm 2018 tổng số CBCC làm việc tại Sở KH&CN Thái Nguyên là 87 người; trong đó: 53 nam và 34 nữ.
3.3.2. Tình hình chất lượng cán bộ, công chức tại Sở KH&CN Thái Nguyên
3.3.2.1. Chất lượng cán bộ, công chức thông qua trí lực * Trình độ chuyên môn CBCC-VC Sở KH&CN
Trong những năm qua, Sở KH&CN đã chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC và đã ban hành một số văn bản khuyến khích, tạo điều kiện cho công chức đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Kết quả là trình độ đào tạo của CBCC Sở ngày càng được nâng cao
Bảng 3.2. Bảng cơ cấu nhân lực theo trình độ
Đơn vị tính: người/% Các chỉ tiêu 2016 2017 2018 Số nhân lực (người) Tỉ lệ (%) Số nhân lực (người) Tỉ lệ (%) Số nhân lực (người) Tỉ lệ (%) Tiến sĩ 02 2,1 02 2,1 02 2,3 Thạc sĩ 24 25,28 26 27,66 28 32,23 Đại học 65 68,42 62 66,02 54 62,07 Cao đẳng 02 2,1 02 2,1 01 1,1 Trung cấp 02 2,1 02 2,1 02 2,3 Tổng số nhân lực 95 100 94 100 87 100
(Nguồn: Văn phòng Sở KH&CN Thái Nguyên)
Qua Bảng 3.2 ta thấy tỉ lệ cán bộ Sở có trình độ từ đại học trở lên của Sở KH&CN chiếm tỉ lệ rất cao (năm 2018 trên 95%), trong đó trình độ Đại học không tăng so với năm trước (do một số cán bộ về hưu và chấm dứt hợp đồng, Sở cũng không tuyển thêm do thực hiện Nghị quyết số 39/NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Đề án số 09-ĐA/TU ngày 29/01/2018 về thực hiện
chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả của Hội nghị lần thứ sau Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Tỷ lệ cán bộ đạt trình độ thạc sĩ năm 2018 tăng hơn so với các năm trước từ 2,38% lên 6,95%. Cán bộ có trình độ Cao đẳng là 01 người đã đi học nâng cao lên trình độ đại học, đến năm 2018 chỉ còn 03 người có trình độ cao đẳng và trung cấp là bảo vệ