Tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhân lực tại doanh nghiệp lữ hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại công ty lữ hành hanoitourist​ (Trang 36 - 39)

Để đánh giá hiệu quả công tác quản lý nhân lực trong các doanh nghiệp lữ hành tác giả sẽ tiến hành đánh giá hiệu quả của từng nội dung trong công tác quản lý nhân lực của doanh nghiệp. Đối với mỗi nỗi dung cụ thể sẽ được đánh giá qua các tiêu chí khác nhau

1.2.4.1 Công tác lập kế hoạch nhân lực

Hiệu quả của công tác lập kế hoạch nhân lực cho doanh nghiệp được đánh giá trên các tiêu chí sau

a. Đảm bảo số lượng nhân lực

Mức độ đáp ứng về số lượng nhân lực cho mục tiêu chiến lược, thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.

b. Đảm bảo chất lượng nhân lực

Mức đôn đáp ứng đối với chất lượng nhân lực phù hợp với các mục tiêu của tổ chức; mục tiêu chiến lược, phát triển của doanh nghiệp, kiện toàn bộ máy và thay đổi quy mô doanh nghiệp

c. Mức độ phù hợp của kế hoạch với đặc điểm lao động ngành du lịch

Du lịch là một ngành dịch vụ tổng hợp mang tính mùa vụ rất rõ rệt, do đó công tác lập kế hoạch nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch cần đảm bảo và chủ động nhân lực trong các thởi điểm khác nhau (mùa cao điểm và mùa thấp điểm) đáp yêu cầu của hoạt động cung cấp dịch vụ.

1.2.4.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch nhân lực Công tác phân tích công việc

Kết quả của công tác phân tích công việc là bản mô tả công việc và bản mô tả tiêu chuẩn công việc hay các yêu cầu cần có để thực hiện các nhiệm vụ trong mô tả công việc. Như vậy để đánh giá hiệu quả hoạt động phân tích công việc cần dựa trên cơ sở

a. Thông tin về công việc

-Mức độ đầy đủ, rõ ràng các thông tin được cung cấp về nhiệm vụ và yêu cầu của mỗi công việc cần thực hiện và thông tin về các mối quan hệ liên quan tới công việc thực hiện.

- Người lao động hiểu rõ quy trình các bước thực hiện công việc, mối liên hệ cần thiết, các yêu cầu về năng lực cần phải có để hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất

b. Tính hiệu quả của phân tích công việc

Tính hiệu quả của công tác phân tích công việc đối với công tác hoạch định nhân lực và công tác tuyển dụng nhân lực. Số lượng nhân lực và yêu cầu về trình độ nhân lực sẽ chịu tác động bởi quá trình thu thập và phân tích thông tin trong công tác phân tích công việc

Công tác tuyển dụng nhân lực

Công tác tuyển dụng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động quản lý nhân lực của doanh nghiệp, các thang đo tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác này bao gồm

a. Tính hiệu quả của công tác lập kế hoạch tuyển dụng nhân lực

Kế hoạch tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp có thực sự hợp lý về thời gian, không gian tổ chức, nguồn thu hút, cách thức tiến hành tuyển dụng

b. Thực hiện quy trình thu hút và tuyển chọn nhân lực

- Doanh nghiệp có chính sách thu hút người tài như thế nào? Công tác tuyển mộ có thu hút được đông đảo ứng viên tham gia tuyển dụng

- Tính công khai, minh bạch đúng quy định trong công tác tuyển dụng của doanh nghiệp

Bố trí, sử dụng nhân lực

a. Mức độ phù hợp của nhân lực với vị trí công việc được bố trí

Việc bố trí, sử dụng nhân lực có thể được đánh giá qua các tiêu chí như: bố trí, sử dụng nhân lực đúng chuyên môn, đúng trình độ vào đúng vị trí công việc.

b. Sự thay đổi vị trí công việc đối với nhân lực được bố trí:

Công tác đào tạo và phát triển nhân lực

a. Lựa chọn đối tượng đào tạo

- Công tác lựa chọn người đào tạo rõ ràng đúng quy định b. Nội dung đào tạo

Công tác tập huấn chuyến môn nghiệp vụ được tổ chức phù hợp với yêu cầu của công việc

c.Tổ chức thực hiện

- Tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung trong kế hoạch - Đánh giá định kỳ hiệu quả của các chương trình đào tạo

Công tác đánh giá mức độ hoàn thành công việc

a. Các tiêu chí đánh giá

Các tiêu chí đánh giá có cụ thể rõ ràng cho nhân viên thực hiện b. Phương pháp đánh giá

Các phương pháp đánh giá có thực sự hiệu quả và đảm bảo tính công bằng cho nhân viên

Tiền lương, thù lao và tạo động lực cho người lao động

Đặc thù của doanh nghiệp lữ hành ngoài tiền lương, tiền thù lao, tiền thưởng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập của người lao động. Do vậy chính sách tiền lương, thù lao trong các doanh nghiệp lữ hành có những nét đặc thù so với các doanh nghiệp sản xuất. Hiệu quả của chính sách tiền lương, thù lao cho người lao động được đánh giá trên các tiêu chí

a. Sự phù hợp của chính sách tiền lương và đảm bảo chế độ tiền lương cho nhân viên

- Tiền lương, thù lao có tương xứng với vị trị công việc của từng loại lao động: người quản lý, người lao động trực tiếp, lao động gián tiếp

- Doanh nghiệp có đảm bảo chính xác đúng kỳ hạn chế độ tiền lương, thù lao cho người lao động

- Tiền thưởng xứng đáng với mức độ đóng góp của nhân viên

- Các chế độ nâng lương theo định kỳ, tiền thưởng đảm bảo tính hợp lý và công bằng cho nhân viên

b. Chính sách tạo động lực cho nhân viên

- Các chính sách phúc lợi của doanh nghiệp đối với nhân viên

- Mức độ ghi nhận của lãnh đạo đối với những đóng góp của nhân viên đối với doanh nghiệp

- Mức độ quan tâm, động viên của cấp trên đối với cấp dưới - Sự hộ trợ lẫn nhau của đồng nghiệp trong doanh nghiệp

- Môi trường làm việc tạo động lực nâng cao chất lượng công việc và trách nhiệm trong công việc

1.2.4.3. Kiểm tra giám sát thực hiện kế hoạch nhân lực

Hiệu quả hoạt động kiểm tra giám sát quản lý nhân lực tại doanh nghiệp lữ hành thể hiện qua các tiêu chí như

a. Tính thường xuyên trong công tác kiểm tra

- Mức độ thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra giám sát quản lý nhân lực tại doanh nghiệp. Nhà quản lý có thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra giám sát trong từng hoạt động của công tác tổ chức thực hiện quản lý nhân lực, đối với mỗi hoạt động có kịp thời điều chỉnh các sai sót trong quá trình tổ chức thực hiện, hiệu quả của các biện pháp điều chỉnh đó ra sao.

b. Phương pháp kiểm tra

- Phương pháp kiểm tra giám sát quản lý nhân lực nhà quản lý sử dụng và tính hiệu quả của các phương pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại công ty lữ hành hanoitourist​ (Trang 36 - 39)