Bài học kinh nghiệm về phát triển tín dụng bán lẻ cho NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 41)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển tín dụng bán lẻ cho NHTM Việt Nam

Năm 2015, hàng loạt các hiệp định tự do thương mại và kinh tế có hiệu lực hoặc được ký kết như AEC, Việt Nam - EU, ASEAN + 6, RCEP, TPP, tiếp tục thực hiện theo lộ trình cam kết với WTO... Cùng với đó, các ngân hàng nước ngoài, nhất là các ngân hàng trong khu vực sẽ tập trung nhiều hơn vào Việt Nam. Thực tế thời gian qua, khá nhiều ngân hàng nước ngoài vì có mặt tại Việt Nam lâu năm nên đã thiết lập mối quan hệ khá tốt với khách hàng nội địa để đẩy mạnh phát triển ngân hàn bán lẻ như ANZ, HSBC,… Nhóm khách hàng mà các ngân hàng này hướng đến chủ yếu thuộc phân khúc cao cấp có nhu cầu dịch vụ đa dạng, nhất là dịch vụ tư vấn của các ngân hàng ngoại rất được khách hàng nội tin tưởng bởi tính tuân thủ chính sách cao, sản phẩm đa dạng, tiện dụng, mang lại nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng. Chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt nam thông qua việc xem xét cách thức mà các ngân hàng nước ngoài đã làm được như sau:

Thứ nhất: Nghiên cứu và phát triển sản phẩm tín dụng sát với hoàn cảnh thực tế và nhu cầu thực tiễn của khách hàng bán lẻ.

Thứ hai: Cần cập nhật thông tin thị trường tài chính ngân hàng, thị trường bất động sản... các cơ chế chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô của nhà nước để kịp thời điều chỉnh phương hướng hoạt động. Cần chú trọng hơn nữa đến mảng thị trường cho vay bán lẻ vì hiện nay hầu hết các NHTM trên thế giới đều rất quan tâm, chú trọng hoạt động này.

Thứ ba: Tùy theo năng lực tài chính của mình, tự cân đối nguồn vốn đáp ứng cho hoạt động tín dụng bán lẻ đảm bảo khả năng cạnh tranh về giá (lãi suất và phí).

rủi ro vì các món vay bán lẻ thường nhỏ, có thời hạn dài và phụ thuộc nhiều vào tư cách đạo đức, thiện chí trả nợ của khách hàng cũng như sự thay đổi nguồn thu nhập của khách hàng trong tương lai.

Thứ năm: Có chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng thông thạo pháp luật, chuyên môn trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng để tư vấn cho khách hàng kỹ lưỡng và nhạy bén.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ tại BIDV Phú Thọ hiện nay có những điểm tích cực và hạn chế gì? Có những nguyên nhân nào của những hạn chế?

- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển tín dụng bán lẻ tại BIDV Phú Thọ? - Có những giải pháp nào phát triển tín dụng bán lẻ tại BIDV Phú Thọ trên cơ sở phát huy những điểm tích cực và giải quyết những hạn chế?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Các tài liệu, thông tin, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, báo, tạp chí Ngân hàng, tài liệu trên mạng Internet có liên quan đến đề tài nghiên cứu, thu thập tổng hợp kết quả kinh doanh của BIDV Phú Thọ qua các năm từ 2013-2015, định hướng phát triển hoạt động tín dụng của BIDV Phú Thọ trong thời gian tới.

Đề tài còn tiến hành thu thập kết quả hoạt động tín dụng bán lẻ của một số ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và những tư liệu liên quan đến đề tài.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

a. Chọn mẫu nghiên cứu: Do khách hàng bán lẻ của BIDV Phú Thọ rất đông. Chính vì vậy, đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Số mẫu được lựa chọn là 200 cá nhân và 100 hộ gia đình tại 3 địa bàn gồm thành phố Việt Trì, Thị xã Phú Thọ, huyện Phù Ninh. Chia ra làm 02 nhóm: nhóm thị xã - thành phố, nhóm huyện để khảo sát.

b. Lựa chọn đối tượng nghiên cứu:

Điều tra 200 cá nhân ở các độ tuổi và nghề nghiệp khác nhau và trên 100 hộ gia đình từng quan hệ vay vốn tại BIDV Phú Thọ.

c. Phương pháp điều tra phỏng vấn:

Sử dụng phương pháp điều tra khách hàng bán lẻ tại BIDV Phú Thọ bằng phiếu điều tra được chuẩn bị sẵn gồm các nội dung như: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, đánh giá và những thông tin cần hỏi như: Phản ánh của khách hàng về các thủ

tục hồ sơ vay vốn, thái độ phục vụ của cán bộ quản lý khách hàng, về đặc tính của sản phẩm dịch vụ, cơ chế chính sách, công nghệ... sẽ giúp nghiên cứu có được những thông tin khách quan về chất lượng tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng bán lẻ nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ.

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

- Các dữ liệu thu thập được đều được kiểm tra lại và hiệu chỉnh theo 3 yêu cầu: Đầy đủ, chính xác và lôgíc.

- Sau khi hiệu chỉnh, các dữ liệu này được nhập vào máy tính và tổng hợp. - Công cụ sử dụng cho xử lý và tổng hợp là: Máy tính, phần mềm excel.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:

+ Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu;

+ Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;

+ Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu. Các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ của BIDV - Chi nhánh Phú Thọ một cách khoa học. Thông qua biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu về tình hình hoạt động, tình trạng tín dụng bán lẻ của BIDV Phú Thọ trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, kết hợp biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.

- Phương pháp phân tích so sánh

Thông qua việc thu thập các số liệu, thông tin báo cáo của nội bộ Ngân hàng và một số các Ngân hàng khác để thấy được những ưu điểm cũng như những tồn tại

của đơn vị. Nội dung cần phân tích, so sánh: - So sánh kết quả đạt được qua các năm.

- So sánh với các đối thủ cạnh tranh về các chỉ tiêu như: thị phần, nợ xấu, số lượng khách hàng, doanh số, lợi nhuận.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng

* Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ dư nợ bán lẻ trên tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ phát triển của tín dụng bán lẻ qua từng giai đoạn, từ đó biết được sự tăng trưởng về mặt doanh số của dư nợ tín dụng bán lẻ. Chỉ tiêu này cũng phản ánh quy mô hoạt động tín dụng bán lẻ của một ngân hàng. Dư nợ tín dụng bán lẻ càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng đó càng phát triển về lượng. Việc đo lường, đánh giá dư nợ tín dụng bán lẻ thông qua tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ dư nợ tín dụng bán lẻ.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ = Dư nợ tín dụng bán lẻ năm t+1 × 100% Dư nợ tín dụng bán lẻ năm t Tỷ lệ dư nợ tín dụng bán lẻ trên tổng dư nợ = Dư nợ tín dụng bán lẻ năm t × 100% Tổng dư nợ năm t

* Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ:

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5. Phát triển tín dụng bán lẻ phải đảm bảo đi đôi với tăng trưởng chất lượng tín dụng bán lẻ. Chất lượng tín dụng một phần được thể hiện ở mức độ an toàn vốn tín dụng thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu.

Tỷ lệ nợ xấu tín dụng

bán lẻ =

Nợ xấu tín dụng bán lẻ

× 100 Dư nợ tín dụng bán lẻ

Tỷ lệ nợ xấu của một ngân hàng càng thấp càng tốt. Tỷ lệ nợ xấu càng giảm mà tổng dư nợ qua các năm đều tăng chứng tỏ hoạt động tín dụng càng phát triển. Thực tế rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi, nên ngân hàng thường chấp nhận một tỷ lệ nhất định được coi là giới hạn an toàn (dưới 3%). Theo thông lệ quốc

tế và Việt nam, tỷ lệ an toàn cho phép là dưới 5%.

* Lợi nhuận:

Mục tiêu hoạt động của các NHTM là lợi nhuận và lợi nhuận của các NHTM chủ yếu là từ hoạt động tín dụng, do đó nếu tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng bán lẻ càng cao điều đó chứng tỏ hoạt động tín dụng bán lẻ đã đem lại kết quả kinh doanh tốt. Tuy nhiên, lợi nhuận cao gắn với rủi ro cao, do đó cần phải xem xét các yếu tố trong mối tương quan nhất định.

Hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ được phản ánh thông qua thu nhập từ tín dụng bán lẻ trên tổng lợi nhuận. Tỷ lệ lợi nhuận càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng bán lẻ đã đem lại kết quả kinh doanh tốt. Hoặc tỷ trọng thu lãi từ tín dụng bán lẻ trên tổng thu lãi từ tín dụng. Thu nhập ở đây được tính bằng chênh lệch giữa chi phí đầu vào và các chi phí khác cho hoạt động tín dụng với thu lãi đầu ra.

Chỉ tiêu này giúp ngân hàng đánh giá được hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ trong tổng quan kinh doanh của ngân hàng. Từ đó có định hướng rõ ràng trong phát triển tín dụng bán lẻ nhằm đặt ra mục tiêu gần và kế hoạch lâu dài để có đường lối phát triển rõ ràng trong tương lai.

* Hệ thống kênh phân phối:

Hệ thống kênh phân phối của ngân hàng phản ánh sự phát triển của hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung và hoạt động tín dụng bán lẻ nói riêng.

Kênh phân phối truyền thống: Thể hiện ở số lượng chi nhánh, phòng giao dịch và đơn vị trực thuộc, sự phân bổ chi nhánh theo lãnh thổ địa lý.

Đặc điểm của tín dụng bán lẻ là số lượng khách hàng lớn nhưng dàn trải, đồng thời tâm lý khách hàng ngày càng không muốn bỏ ra thời gian, công sức đi xa mới có thể giao dịch được với ngân hành, trong khi các điểm giao dịch của ngân hàng đối thủ luôn hiện diện khắp nơi. Vì vậy, một ngân hàng có mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng lớn sẽ giúp dễ dàng tiếp cận khách hàng ở nhiều địa bàn.

Kênh phân phối hiện đại: Dựa trên nền tảng công nghệ mới bằng những thiết bị hỗ trợ hiện đại như máy vi tính, điện thoại.

Ngày nay, yêu cầu của khách hàng ngày càng được nâng cao khi muốn được đáp ứng nhu cầu tại nhà, văn phòng... bằng những thiết bị hiện đại như máy vi tính, điện thoại với các chương trình cho vay trực tuyến. Vì vậy, việc triển khai công

nghệ ngân hàng hiện đại đã rút ngắn khoảng cách về không gian và tiết kiệm thời gian, giúp ngân hàng giảm bớt áp lực phát triển mạng lưới chi nhánh rộng khắp.

* Sự phát triển thị phần:

Chỉ tiêu về thị phần là một chỉ tiêu chung và quan trọng để đánh giá bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Trong kinh tế thị trường thì khách hàng là thượng đế vì chính khách hàng mang lại lợi nhuận và sự thành công cho doanh nghiệp, hay nói cách khác hơn chính khách hàng là người trả lương cho người lao động.

Lĩnh vực ngân hàng cũng không là ngoại lệ vì số lượng khách hàng đến với một ngân hàng càng nhiều thì thể hiện ngân hàng đó càng hoạt động thành công, sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Thị phần tín dụng bán lẻ của một ngân hàng được xác định như sau:

Thị phần tín dụng bán lẻ

= Dư nợ tín dụng bán lẻ của một NHTM

× 100 Tổng dư nợ nợ tín dụng bán lẻ của toàn

hệ thống trên địa bàn

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu định tính

* Tính đa dạng của sản phẩm tín dụng bán lẻ

Mức độ đa dạng hóa sản phẩm tín dụng bán lẻ phù hợp với nhu cầu thị trường là một tiêu chí thể hiện sự tập trung phát triển tín dụng bán lẻ, qua đó phản ảnh năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực này. Sự đa dạng hóa sản phẩm cần phải được thực hiện trong tương quan so với các nguồn lực hiện có của ngân hàng. Nếu không, việc triển khai quá nhiều sản phẩm có thể làm cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả do dàn trải nguồn lực quá mức.

Cơ cấu sản phẩm tín dụng bán lẻ không đồng đều, phù hợp phản ánh ngân hàng tập trung phát triển những sản phẩm có dư nợ cao. Cơ cấu sản phẩm tín dụng đồng đều thể hiện sự đa dạng về sản phẩm. Tùy theo mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ mà ngân hàng có chiến lược thay đổi cơ cấu sản phẩm tín dụng phù hợp.

Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, nên ngân hàng không ngừng phát triển những sản phẩm tín dụng tốt nhất, tiện ích nhất, không chỉ đáp ứng các

nhu cầu thuần túy mà còn đáp ứng mọi nhu cầu miễn là không trái pháp luật. Sản phẩm càng đa dạng, ngân hàng càng khai thác được những nhu cầu tiềm năng của khách hàng, từ đó mở rộng thị phần.

Ngoài ra các ngân hàng đa năng còn chủ động cạnh tranh bằng cách bán chéo sản phẩm liên quan hỗ trợ tín dụng như bảo hiểm tín dụng, nhắc nợ gốc lãi khi đến hạn thông qua tín nhắn điện thoại... giúp ngân hàng thu được nhiều lợi nhuận hơn mà cũng tránh bớt rủi ro trong kinh doanh.

* Tính minh bạch, ổn định trong chính sách tín dụng

Đây là một chỉ tiêu tổng hợp, không thể phản ánh thông qua một tiêu thức cụ thể mà phải đánh giá nó thông qua so sánh với chính sách tín dụng của các ngân hàng khác. Tính minh bạch ổn định trong chính sách tín dụng thể hiện ở lãi suất cho vay, cam kết giải ngân và các loại phí liên quan đến hồ sơ tín dụng.

Chính sách lãi suất cho vay: thể hiện ở phương thức tính lãi vay (tính trên dư nợ giảm dần hay dư nợ ban đầu), biên độ và kỳ hạn thay đổi lãi suất. Lãi suất huy động và cho vay quyết định chi phí và thu nhập của NHTM.

Cam kết giải ngân: thể hiện ngân hàng sẵn lòng giải ngân sau khi hợp đồng tín dụng có hiệu lực và khi khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn hay không.

Các loại phí liên quan đến hồ sơ tín dụng như phí thẩm định tài sản đảm bảo, phí thu xếp vốn, phí cam kết rút vốn, phí phạt trả trước hạn, phí phạt chậm trả nợ, phí quản lý tài sản...

Khi các ngân hàng đều có thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng với nền tảng sản phẩm tín dụng tương tự nhau thì tiêu chí minh bạch, ổn định trong chính sách tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến khách hàng trong việc ra quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn.

Chương 3

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚ THỌ

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi; có vị trí địa lý cách thủ đô Hà Nội 85 km về phía Bắc, có quốc lộ 2 đi qua, tiếp giáp với các tỉnh: Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Nội,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)