5. Kết cấu của đề tài
3.6.2. Những tồn tại, bất cập
- Việc định hướng phát triển tín dụng bán lẻ của BIDV Phú Thọ muộn hơn các ngân hàng khác như Vietinbank, Agribank,... Chính sách dành cho tín dụng bán lẻ chưa nhạy bén và linh hoạt, mạng lưới hoạt động chưa rộng khắp các huyện trên
địa bàn tỉnh
- Số lượng khách hàng còn hạn chế
+ Dư nợ tín dụng bán lẻ tăng về số tuyệt đối qua các năm (tăng từ 561 tỷ đồng năm 2013 lên 779 tỷ đồng năm 2015), nhưng tỷ trọng dư nợ bán lẻ so tổng dư nợ có xu hướng giảm dần từ trong các năm 2013-2015 (dư nợ bán lẻ năm 2013 chiếm tỷ trọng 24%, đến năm 2015 tỷ trọng này giảm 3% xuống còn 21%).
+ Tốc độ tăng trưởng dư nợ bán lẻ của BIDV Phú Thọ thấp (năm 2014 tăng 19%, năm 2014 tăng 17%) so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn hệ thống BIDV từ 25% đến 30%.
+ Thị phần cho vay bán lẻ của BIDV Phú Thọ chiếm từ gần 4,3% đến 4,5% giai đoạn 2013-2015 và có xu hướng bị thu hẹp trong khi các NHTM khác đều tăng trưởng.
- Việc xây dựng sản phẩm chủ yếu phụ thuộc BIDV ít có sự tham gia của Chi nhánh, bản thân các chi nhánh cũng chưa nghiên cứu phát triển các sản phẩm đặc thù cho địa bàn tỉnh như: Cho vay hộ trồng, sản xuất rừng; cho vay chăn nuôi, cho vay hộ kinh doanh tại chợ,... Các chương trình Marketing thường phụ thuộc phần lớn vào các chương trình chung của BIDV, các chương trình thúc đẩy bán sản phẩm tín dụng bán lẻ còn triển khai chậm, không đồng bộ, nghèo nàn, thiếu chuyên nghiệp
- Sản phẩm tín dụng bán lẻ đa dạng, tuy nhiên chưa được triển khai triệt để, chưa tạo được sự sáng tạo đột phá để thu hút và hấp dẫn dối với khách hàng
- Bước đầu có những thay đổi về cơ cấu tổ chức, cho phù hợp với mô hình Ngân hàng bán lẻ hiện đại song sự thay đổi này chưa đáng kể, chưa hỗ trợ tối đa cho công tác bán lẻ
- Các chỉ đạo cụ thể để phát triển tín dụng bán lẻ chưa đồng bộ, mang tính lẻ tẻ, thiếu nhất quán
- Tỷ lệ cho vay tín chấp chưa nhiều, đa số các khoản vay bán lẻ phải có tài sản đảm bảo, do đó làm mất đi một lượng lớn khách hàng tiềm năng