5. Kết cấu của đề tài
3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mô hình tổ chức
- Chức năng: BIDV Phú Thọ có chức năng như một ngân hàng thương mại. - Nhiệm vụ: Theo điều lệ của BIDV, tất cả các chi nhánh BIDV đều kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán và các dịch vụ ngân hàng theo hướng đa năng tổng hợp với mọi thành phần kinh tế, đồng thời có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân hàng nhà nước và BIDV.
- Quyền hạn:
+ BIDV Phú Thọ được quyền ban hành mọi quy định, nội quy và các biện pháp, chính sách kinh doanh, các nghiệp vụ kỹ thuật cần thiết trong hoạt động kinh doanh tiền tệ để thực hiện, không làm trái quy định với pháp luật và quy định của BIDV.
+ Quy định mức lãi suất cụ thể cho từng kỳ hạn tiền gửi và cho vay phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ theo quy định của BIDV.
+ Quyết định tỷ giá việc mua bán các ngoại tệ theo quy định của ngân hàng Nhà nước và BIDV.
+ Quyết định tỷ lệ hoa hồng, lệ phí, tiền thưởng, tiền phạt trong các hoạt động kinh doanh và dịch vụ theo giới hạn quy định của nhà nước và BIDV.
+ Ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp tác kinh doanh với các tổ chức tài chính, tín dụng theo quy định của ngân hàng Nhà nước và BIDV.
+ Khởi kiện tranh chấp kinh tế, dân sự, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền khởi tố về mặt hình sự khi có dấu hiệu phạm tội liên quan đến hoạt động của Chi
nhánh theo quy định của BIDV.
+ Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, bảo tồn và phát triển vốn, thu hồi gốc và lãi vay, đảm bảo sự tăng trưởng các hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
+ Phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố khi khách hàng không trả được nợ đến hạn.
+ Chịu trách nhiệm kinh tế, dân sự và cam kết giữa Chi nhánh với khách hàng, giữ bí mật về số liệu, tình hình hoạt động của khách hàng.
Cơ cấu tổ chức của BIDV Phú Thọ được chia làm 5 khối gồm 9 phòng và 1 tổ nghiệp vụ. Ban giám đốc với 01 Giám đốc và 03 Phó giám đốc quản lý điều hành với tổng số 145 cán bộ nhân viên. Ngoài những nhiệm vụ chung, chức năng và nhiệm vụ chính của các Phòng, Tổ như sau:
a) Khối quan hệ khách hàng
Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức; Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng, Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng.
Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân: Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng cá nhân; Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ; Công tác tín dụng với khách hàng cá nhân.
b) Khối tác nghiệp:
Phòng Giao dịch khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng; Tiếp nhận hồ sơ thông tin khách và các yêu cầu thay đổi thông tin từ khách hàng.
Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ; Đề xuất các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, qui trình quản lý kho quỹ.
Phòng Quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh; Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro; Lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ
nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo nợ; quản lý thông tin tín dụng.
c) Khối nội bộ:
Phòng Tài chính Kế toán: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh; Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính; Hướng dẫn triển khai thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ.
Phòng Tổ chức Hành chính: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực; Triển khai thực hiện và quản lý công tác tiền lương, thi đua khen thưởng của Chi nhánh. Kế hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, phát triển các kênh phân phối sản phẩm; Thực hiện các công tác hành chính, quản trị và hậu cần đảm bảo điều kiện vật chất cho hoạt động của Chi nhánh.
Phòng Kế hoạch Tổng hợp: Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp; Xây dựng, triển khai và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh; Thực hiện các công tác nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ.
Tổ Điện toán: Thực hiện quản trị hệ thống công nghệ thông tin theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình công nghệ thông tin; Đảm bảo hệ thống tin học tại Chi nhánh vận hành liên tục, thông suốt.
d) Khối quản lý rủi ro:
Phòng Quản lý rủi ro: Thực hiện công tác quản lý tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng. Thực hiện công tác quản lý rủi ro tác nghiệp và giám sát hệ thống quản lý chất lượng. Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ và phòng chống rửa tiền.
đ) Khối trực thuộc:
Các phòng Giao dịch: Trực tiếp giao dịch với khách hàng; Huy động vốn; Cung ứng các sản phẩm tín dụng như cho vay, bảo lãnh và chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá; Cung cấp các dịch vụ ngân hàng.
Các Quỹ tiết kiệm: Thực hiện các nhiệm vụ cơ bản như các Phòng giao dịch với hạn mức thấp hơn và không thực hiện nghiệp vụ cho vay và bảo lãnh.
Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức BIDV Phú Thọ 3.2.3. Nguồn nhân lực BIDV Phú Thọ
Tính đến thời điểm 31/12/2015, BIDV Phú Thọ có tổng số 150 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm. Trong đó, Ban Giám đốc có Giám đốc và 03 Phó Giám đốc. Đội ngũ lãnh đạo cấp Phòng có 26 cán bộ. Cán bộ, nhân viên là nữ chiếm gần 51%. Lực lượng lao động chủ yếu ở độ tuổi trẻ với độ tuổi bình quân là 35. So với các NHTM trên địa bàn, quy mô lao động của BIDV Phú Thọ được xếp thứ 3, chỉ sau Agribank (620 người) và Vietinbank (329 người). Trình độ cán bộ, nhân viên ngày càng nâng cao, năm 2013 trình độ đại học trở lên chiếm 91%, nhưng đến 2015 đã nâng lên 97% trên tổng số cán bộ, nhân viên, trong đó có 15% có trình độ sau đại học. Hầu hết lực lượng cán bộ làm chuyên môn nghiệp vụ đều có trình độ ngoại ngữ nhất định: có 3% có trình độ đại học; 42% có chứng chỉ C; 48% có chứng chỉ B; 10% là chưa qua đào tạo. Đội ngũ cán bộ ngày càng được trẻ hoá, đến nay lực lượng lao động có độ tuổi dưới 30 chiếm 41%; từ 30 đến 40 tuổi chiếm 39%, từ 41 tuổi trở lên chiếm 20%.
Trong việc phân bổ nguồn nhân lực cho các khối cho thấy số lượng cán bộ, nhân viên đang làm việc trong khối quản lý khách hàng, là khối trực tiếp kinh doanh mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, chiếm tỷ lệ thấp so với tổng số cán bộ, nhân viên. Nếu tính cả khối quản lý khách hàng và số lượng cán bộ làm nghiệp vụ quản lý khách hàng tại khối trực thuộc chỉ chiếm 24% so với tổng số cán bộ nhân viên làm chuyên môn nghiệp vụ. Trong khi đó, khối quản lý nội bộ có tỷ trọng chiếm đến 30%.
Biểu đồ 3.1: So sánh quy mô lao động các NHTM trên địa bàn
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh Phú Thọ (số liệu đến 31/12/2015)
3.2.4. Mạng lưới hoạt động và cơ sở vật chất BIDV Phú Thọ
Trụ sở Chi nhánh của BIDV Phú Thọ được xây dựng tại địa chỉ 1167, đường Hùng Vương, phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì.
Mạng lưới hoạt động của BIDV Phú Thọ hiện nay bao gồm 07 phòng Giao dịch nằm ở các trung tâm của thành phố và các huyện lỵ:
Phòng Giao dịch Việt Trì được thành lập từ tháng 09/2010 trên cơ sở nâng cấp từ Quỹ tiết kiệm số 4, nằm cùng trục đường và tương đối gần với Hội sở. Hoạt động chủ yếu nhằm vào nhóm khách hàng cá nhân với sản phẩm chủ đạo là các sản phẩm bán lẻ.
cấp từ Quỹ tiết kiệm số 5 nằm tại trục đường Tân Bình, phường Tân Dân, thành phố Việt Trì và cách Hội sở Chi nhánh khoảng 3km. Hoạt động chủ yếu nhằm vào nhóm khách hàng cá nhân với sản phẩm chủ đạo là các sản phẩm bán lẻ.
Phòng Giao dịch Âu Cơ được thành lập từ tháng 11/2013 trên cơ sở nâng cấp từ Quỹ tiết kiệm số 2, nằm trên cùng trục đường Hùng Vương tại phường Nông Trang và cách với Hội sở Chi nhánh 7km. Hoạt động chủ yếu nhằm vào nhóm khách hàng cá nhân với sản phẩm chủ đạo là các sản phẩm bán lẻ.
Phòng Giao dịch Lâm Thao được thành lập từ T7/2013 đặt tại Thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao, cách Trụ sở Chi nhánh 25 km. Phạm vi hoạt động chủ yếu trên địa bàn huyện
Phòng Giao dịch Khu công nghiệp Thuỵ Vân đặt tại Khu công nghiệp Thuỵ Vân, xã Thuỵ Vân, nằm ở phía Bắc của thành phố Việt Trì, cách Trụ sở Chi nhánh 10 km. Phạm vi hoạt động chủ yếu là khách hàng đang hoạt động kinh doanh trong Khu công nghiệp Thụy Vân và một số vùng lân cận như phường Vân Cơ, Vân Phú, xã Thụy Vân.
Phòng Giao dịch Phong Châu đặt tại thị trấn Phong Châu thuộc huyện Phù Ninh, cách Trụ sở Chi nhánh gần 20 km. Hoạt động chủ yếu trên địa bàn huyện.
Phòng Giao dịch Lạc Long Quân đặt tại thị xã Phú Thọ, cách trụ sở 45km về phía Bắc. Hoạt động chủ yếu là cung cấp dịch vụ tới các khách hàng tại địa bàn thị xã Phú Thọ và một số huyện lân cận.
Bên cạnh kênh phân phối truyền thống, BIDV Phú Thọ còn phân phối sản phẩm thông qua hệ thống 07 điểm ATM, 15 đơn vị chấp nhận thẻ và thông qua các kênh hiện đại như Internet Banking, Mobile Banking.
Song song với với đầu tư cho địa điểm giao dịch trong mạng lưới hoạt động ngày một khang trang, tạo sự tiện nghi và thoải mái cho khách hàng, BIDV cũng như BIDV Phú Thọ đã tập trung nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin nhằm hiện đại hoá ngân hàng, đáp ứng yêu cầu nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững, yêu cầu hội nhập với khu vực và thế giới. Hệ thống ngân hàng cốt lõi đã làm đa dạng hoá sản phẩm, đổi mới hoạt động thanh toán trong toàn ngành cũng như kết nối với các ngân hàng khác đã được rút ngắn về mặt
thời gian, nâng cao chất lượng. Đồng thời các hoạt động quản trị điều hành cũng có những bước tiến vượt bậc trên cơ sở nền công nghệ thông tin hiện đại, hoàn thiện cơ chế điều hành vốn, quản lý rủi ro.
Biểu đồ 3.2: So sánh quy mô mạng lưới các NHTM trên địa bàn
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh Phú Thọ (số liệu đến ngày 31/12/2015)
Như biểu đồ đã trình bày ở trên, so sánh với các ngân hàng thương mại trên địa bàn, BIDV được xếp thứ 3 về mạng lưới hoạt động (sau Agribank, Vietinbank). Trong những năm qua, mạng lưới của các NHTM liên tục được mở rộng thì BIDV Phú Thọ chỉ mở thêm được 2 Phòng Giao dịch (nâng cấp từ Quỹ tiết kiệm) và mở mới 1 phòng giao dịch. Từ hạn chế của mạng lưới hoạt động cùng với địa điểm giao dịch chưa thực sự thuận lợi, do đó làm suy giảm sức cạnh tranh, thị phần hoạt động giảm sút. Diện tiếp xúc khách hàng hạn hẹp như trên, khiến cho BIDV gặp nhất nhiều khó khăn trong hoạt động cho vay các khách hàng cá nhân, hộ gia đình.
3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Phú Thọ
Từ khi thành lập đến nay, hoạt động kinh doanh của BIDV Phú Thọ luôn bám sát định hướng của toàn ngành ngân hàng, phương hướng, mục tiêu của BIDV, triển khai các giải pháp thích hợp với sự biến đổi của thị trường tiền tệ cũng như sự phát triển của nền kinh tế và đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể. Vì thế, BIDV Phú Thọ đã tạo được vị thế và uy tín trên địa
bàn, kinh doanh hiệu quả. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Phú Thọ trong những năm gần đây qua các mặt hoạt động như sau:
3.3.1. Hoạt động huy động vốn củaBIDV Phú Thọ
Nguồn vốn là yếu tố đầu vào trong hoạt động kinh doanh của NHTM, quyết định sự thành công của ngân hàng. Trong những năm gần đây, thị trường tài chính phát triển sôi động, hàng loạt các NHTM mới ra đời. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, BIDV Phú Thọ cũng phải cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng khác, nhất là các NHTMCP trong việc thu hút tiền gửi của dân cư cũng như của các doanh nghiệp và các định chế tài chính.
BIDV Phú Thọ đã xác định công tác huy động vốn là mục tiêuưu tiên và là mặt trận hàng đầu trong hoạt động kinh doanh, tăng trưởng nguồn vốn và làm cơ sở cho tăng trưởng các hoạt động khác tại chi nhánh. Với phương châm đó, chi nhánh đã thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn bằng nhiều hình thức và kênh huy động khác nhau nhằm thu hút vốn tối đa phục vụ nhu cầu đầu tư và phát triển kinh tế.
Nhờ áp dụng nhiều chính sách đa dạng nói trên, trong 3 năm qua vốn huy động của chi nhánh đã có những chuyển biến tích cực, cơ cấu nguồn vốn cũng có sự thay đổi theo chiều hướng thuận lợi.
- Về cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV Phú Thọ
Bảng 3.1. Cơ cấu nguồn vốn của BIDV Phú Thọ năm 2013-2015
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) Bình quân
(%) Số tiền (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Số tiền (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Số tiền (tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2014/20 13 2015/ 2014 2013-2015 Tổng NV huy động 2.024 2.306 2.603 113,9 112,9 113,4
1. Theo đối tượng KH
Dân cư 1.387 68,5 1.695 73,5 1.973 75,8 122,2 116,4 119,3 Các tổ chức 637 31,5 611 26,5 630 24,2 95,9 103,1 99,5
2. Theo loại tiền
Ngoại tệ
quy đổi 160 7,9 211 9,2 135 5,2 131,9 63,98 97,9
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của BIDV Phú Thọ)
Trong cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo đối tượng khách hàng thì tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trên 65%. Tiền gửi dân cư cũng tăng trưởng liên tục qua các năm. Năm 2015 tiền gửi dân cư đạt 2.603 tỷ đồng tăng so với năm 2014 là 297 tỷ đồng tương ứng tăng 12,9%. Có được kết quả này là do nhiều năm trong công tác huy động vốn chi nhánh đã có nhiều giải pháp năng động, phù hợp nhằm duy trì và tăng trưởng nguồn vốn. Đặc biệt, chi nhánh chú trọng huy động tiền gửi dân cư thông qua các chương trình huy động tiết kiệm dự thưởng và có khuyến mại như Tiết kiệm “Hái lộc đầu xuân”, chương trình tiết kiệm dự thưởng “Mừng Tết Bính Thân” với nhiều giải thưởng hấp dẫn. Tiền gửi dân cư cao giúp nguồn vốn ổn định, một phần chứng tỏ uy tín của ngân hàng được nâng cao.
Nguồn vốn huy động từ các tổ chức năm 2015 đạt 630 tỷ đồng, tăng 19 tỷ tỷ đồng so với năm 2014, chiếm tỷ trọng 24,2% tổng nguồn vốn huy động.
Trong cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền thì nguồn vốn huy động nội tệ các năm 2013-2015 luôn giữ vai trò chủ yếu (trên 90%) với tốc độ tăng trưởng không ngừng, mức tăng trưởng bình quân là 115,1%; Năm 2013 nguồn vốn huy động VNĐ đạt 1.864 tỷ đồng, năm 2014 đạt 2.078 tỷ đồng, năm 2015 đạt 2.468 tỷ