5. Kết cấu của đề tài
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng
* Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ dư nợ bán lẻ trên tổng dư nợ
Chỉ tiêu này cho biết tốc độ phát triển của tín dụng bán lẻ qua từng giai đoạn, từ đó biết được sự tăng trưởng về mặt doanh số của dư nợ tín dụng bán lẻ. Chỉ tiêu này cũng phản ánh quy mô hoạt động tín dụng bán lẻ của một ngân hàng. Dư nợ tín dụng bán lẻ càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng đó càng phát triển về lượng. Việc đo lường, đánh giá dư nợ tín dụng bán lẻ thông qua tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ dư nợ tín dụng bán lẻ.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ = Dư nợ tín dụng bán lẻ năm t+1 × 100% Dư nợ tín dụng bán lẻ năm t Tỷ lệ dư nợ tín dụng bán lẻ trên tổng dư nợ = Dư nợ tín dụng bán lẻ năm t × 100% Tổng dư nợ năm t
* Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ:
Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5. Phát triển tín dụng bán lẻ phải đảm bảo đi đôi với tăng trưởng chất lượng tín dụng bán lẻ. Chất lượng tín dụng một phần được thể hiện ở mức độ an toàn vốn tín dụng thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu.
Tỷ lệ nợ xấu tín dụng
bán lẻ =
Nợ xấu tín dụng bán lẻ
× 100 Dư nợ tín dụng bán lẻ
Tỷ lệ nợ xấu của một ngân hàng càng thấp càng tốt. Tỷ lệ nợ xấu càng giảm mà tổng dư nợ qua các năm đều tăng chứng tỏ hoạt động tín dụng càng phát triển. Thực tế rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi, nên ngân hàng thường chấp nhận một tỷ lệ nhất định được coi là giới hạn an toàn (dưới 3%). Theo thông lệ quốc
tế và Việt nam, tỷ lệ an toàn cho phép là dưới 5%.
* Lợi nhuận:
Mục tiêu hoạt động của các NHTM là lợi nhuận và lợi nhuận của các NHTM chủ yếu là từ hoạt động tín dụng, do đó nếu tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng bán lẻ càng cao điều đó chứng tỏ hoạt động tín dụng bán lẻ đã đem lại kết quả kinh doanh tốt. Tuy nhiên, lợi nhuận cao gắn với rủi ro cao, do đó cần phải xem xét các yếu tố trong mối tương quan nhất định.
Hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ được phản ánh thông qua thu nhập từ tín dụng bán lẻ trên tổng lợi nhuận. Tỷ lệ lợi nhuận càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng bán lẻ đã đem lại kết quả kinh doanh tốt. Hoặc tỷ trọng thu lãi từ tín dụng bán lẻ trên tổng thu lãi từ tín dụng. Thu nhập ở đây được tính bằng chênh lệch giữa chi phí đầu vào và các chi phí khác cho hoạt động tín dụng với thu lãi đầu ra.
Chỉ tiêu này giúp ngân hàng đánh giá được hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ trong tổng quan kinh doanh của ngân hàng. Từ đó có định hướng rõ ràng trong phát triển tín dụng bán lẻ nhằm đặt ra mục tiêu gần và kế hoạch lâu dài để có đường lối phát triển rõ ràng trong tương lai.
* Hệ thống kênh phân phối:
Hệ thống kênh phân phối của ngân hàng phản ánh sự phát triển của hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung và hoạt động tín dụng bán lẻ nói riêng.
Kênh phân phối truyền thống: Thể hiện ở số lượng chi nhánh, phòng giao dịch và đơn vị trực thuộc, sự phân bổ chi nhánh theo lãnh thổ địa lý.
Đặc điểm của tín dụng bán lẻ là số lượng khách hàng lớn nhưng dàn trải, đồng thời tâm lý khách hàng ngày càng không muốn bỏ ra thời gian, công sức đi xa mới có thể giao dịch được với ngân hành, trong khi các điểm giao dịch của ngân hàng đối thủ luôn hiện diện khắp nơi. Vì vậy, một ngân hàng có mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng lớn sẽ giúp dễ dàng tiếp cận khách hàng ở nhiều địa bàn.
Kênh phân phối hiện đại: Dựa trên nền tảng công nghệ mới bằng những thiết bị hỗ trợ hiện đại như máy vi tính, điện thoại.
Ngày nay, yêu cầu của khách hàng ngày càng được nâng cao khi muốn được đáp ứng nhu cầu tại nhà, văn phòng... bằng những thiết bị hiện đại như máy vi tính, điện thoại với các chương trình cho vay trực tuyến. Vì vậy, việc triển khai công
nghệ ngân hàng hiện đại đã rút ngắn khoảng cách về không gian và tiết kiệm thời gian, giúp ngân hàng giảm bớt áp lực phát triển mạng lưới chi nhánh rộng khắp.
* Sự phát triển thị phần:
Chỉ tiêu về thị phần là một chỉ tiêu chung và quan trọng để đánh giá bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Trong kinh tế thị trường thì khách hàng là thượng đế vì chính khách hàng mang lại lợi nhuận và sự thành công cho doanh nghiệp, hay nói cách khác hơn chính khách hàng là người trả lương cho người lao động.
Lĩnh vực ngân hàng cũng không là ngoại lệ vì số lượng khách hàng đến với một ngân hàng càng nhiều thì thể hiện ngân hàng đó càng hoạt động thành công, sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Thị phần tín dụng bán lẻ của một ngân hàng được xác định như sau:
Thị phần tín dụng bán lẻ
= Dư nợ tín dụng bán lẻ của một NHTM
× 100 Tổng dư nợ nợ tín dụng bán lẻ của toàn
hệ thống trên địa bàn