Quản lý các dòng chảy trong kênh phân phối

Một phần của tài liệu 234 giải pháp phát triển kênh phân phối chocolate tại thị trường phía bắc của công ty TNHH thương mại lá phong,khoá luận tốt nghiệp (Trang 40 - 42)

Một hệ thống kênh hoạt động có hiệu quả khi tất cả các dòng chảy trong kênh hoạt động thông suốt, vì vậy, trọng tâm quản lý kênh là hoàn thiện quản lý các dòng chảy của nó, cụ thể qua các công việc:

- Xây dựng hệ thống thông tin hoàn chỉnh trong kênh, đảm bảo thông tin thông suốt từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng: các doanh nghiệp có thể thiết lập mạng máy tính để liên lạc trực tiếp giữa các thành viên kênh và với khách hàng. Các siêu thị lớn có thể xây dựng hệ thống thông tin trực tiếp tới các nhà cung cấp chính. Các doanh nghiệp từng bước nghiên cứu vận dụng thương mại điện tử, trước hết là thực hiện thông tin xúc tiến, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng online...

- Quản lý dòng phân phối vật chất dựa trên dòng thông tin tiên tiến và các phương tiện vận tải, lưu kho hiện đại: các doanh nghiệp có thể chuyển một phần công việc sản xuất cho các thành viên kênh ví dụ như các sản phẩm trong quá trình phân phối chưa được hoàn chỉnh (chưa lắp ráp, chưa đóng gói, chưa sơn, chưa gắn thương hiệu.), chúng chỉ được hoàn chỉnh tại điểm bán cuối cùng để phù hợp với nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp

không chuyển sản phẩm trước đến các điểm bán mà dự trữ ở các kho trung tâm, hoạt động vận chuyển chỉ được thực hiện khi nhận được đơn đặt hàng cụ thể. Hệ thống thông tin trong kênh tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện dự trữ kênh, các phương thức phân phối “ngay lập tức”, “đáp ứng khách hàng hiệu quả” có thể thực hiện được để làm giảm dự trữ tồn kho.

- Tăng cường dòng xúc tiến, tăng cường các chiến lược marketing đẩy trong hệ thống kênh: các doanh nghiệp sản xuất nên phối hợp với các thành viên kênh để xây dựng chương trình hợp tác xúc tiến. Đối với những sản phẩm thích hợp với chiến lược đẩy, doanh nghiệp cần dành ngân quỹ thích đáng cho hoạt động xúc tiến cho các thành viên trong kênh.

- Đổi mới dòng đàm phán: Đàm phán giữa các thành viên trong kênh cần có sự thay đổi do sử dụng các kỹ thuật thông tin khác nhau. Các doanh nghiệp cần sử dụng công nghệ thông tin hiện đại để giảm chi phí cho các công việc giấy tờ.

- Hoàn thiện dòng thanh toán: chuyển nhanh phương thức thanh toán bằng tiền mặt sang thanh toán chuyển khoản và các phương thức thanh toán hiện đại qua mạng máy tính. Chi phí và rủi ro trong hoạt động thanh toán sẽ giảm nhờ sử dụng hệ thống đặt hàng và thanh toán điện tử trong kênh.

- Với dòng đặt hàng: doanh nghiệp cần nhanh chóng vận dụng công nghệ thông tin tiên tiến để từng bước xây dựng các hệ thống đặt hàng tự động, quản lý tồn kho bằng máy tính. Bên cạnh đó, thời gian đặt hàng, chờ đợi và giao hàng cũng cần được rút ngắn.

- Dòng chuyển quyền sở hữu: Trên cơ sở đánh giá các thành viên hiện tại trong kênh, loại bỏ các trung gian chỉ sở hữu hàng hóa trên danh nghĩa, không thực hiện các công việc phân phối cần thiết. Doanh nghiệp cần điều khiển được quá trình mua và bán mặt hàng của mình trên thị trường, tránh buôn bán lòng vòng.

- Cải thiện dòng tài chính: Các doanh nghiệp có tiềm lực giữ vai trò lãnh đạo kênh cần phát triển một chương trình giúp đỡ tài chính cho các thành viên quy mô nhỏ, đặc biệt trong thời kỳ kinh tế suy thoái, những doanh nghiệp nhỏ sẽ gặp khó khăn lớn về vốn.

Một phần của tài liệu 234 giải pháp phát triển kênh phân phối chocolate tại thị trường phía bắc của công ty TNHH thương mại lá phong,khoá luận tốt nghiệp (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w