Đánh giá hiệu quả hoạt động của các thành viên trong kênh phân phố

Một phần của tài liệu 234 giải pháp phát triển kênh phân phối chocolate tại thị trường phía bắc của công ty TNHH thương mại lá phong,khoá luận tốt nghiệp (Trang 42 - 45)

các công ty bảo hiểm. Mỗi khi có rủi ro, mỗi thành viên nhanh chóng thực hiện cơ chế trách nhiệm đã xác định.

- Dòng thu hồi bao gói: các doanh nghiệp cần phối hợp giữa dòng vận động vật chất và dòng thu hồi bao gói để giảm chi phí vận tải và lưu kho, bên cạnh đó chú ý điều khiển quá trình hợp lý về thời gian và không gian.

1.3.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các thành viên trong kênh phânphối phối

Kết quả hoạt động của kênh phân phối không chỉ được tạo nên bởi những nỗ lực của doanh nghiệp, mà còn bởi nỗ lực của các thành viên trong kênh phân phối. Do đó, doanh nghiệp cần phải thường xuyên đánh giá hoạt động của các thành viên trong kênh phân phối.

Để đánh giá hoạt động của thành viên, doanh nghiệp thường sử dụng những tiêu chuẩn như mức doanh số đạt được, mức dự trữ bình quân, thời gian giao hàng cho khách, xử lý hàng hư hỏng hoặc mất mát, mức độ hợp tác trong các chương trình quảng cáo và huấn luyện của doanh nghiệp, và những dịch vụ của người trung gian dành cho khách hàng. Những trung gian làm việc kém hiệu quả cần được góp ý, đôn đốc hoặc chấm dứt quan hệ với họ.

Quá trình đánh giá hiệu quả hoạt động của các thành viên trong kênh phân phối gồm 3 bước như sau:

- Bước 1: Xác lập tiêu chuẩn để đánh giá:

+ Tiêu chuẩn về kết quả hoạt động bán hàng.

+ Tiêu chuẩn về năng lực bán hàng.

+ Tiêu chuẩn về thái độ thành viên.

+ Tiêu chuẩn về cạnh tranh của các thành viên kênh.

+ Tiêu chuẩn về tăng trưởng của các thành viên kênh.

- Bước 2: Đánh giá các thành viên theo tiêu chuẩn đã xác lập:

+ Đánh giá theo một hay nhiều tiêu chuẩn riêng lẻ.

+ Đánh giá bằng cách kết hợp nhiều tiêu chuẩn không chính thức.

+ Đối với các thành viên đạt tiêu chuẩn lựa chọn: lựa chọn các phương thức hợp tác mới, nhằm tăng cương hoạt động, tăng sự gắn kết của thành viên với doanh nghiệp và giúp đỡ thành viên phát triển tốt hơn.

+ Đối với thành viên không đạt tiêu chuẩn: xem xét đề ra quyết định có tiếp tục hợp tác với trung gian đó hay không, tăng cường hợp tác hỗ trợ để giúp thành viên đó vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, nếu cần thiết, doanh nghiệp có thể loại thành viên dưới chuẩn ra khỏi kênh phân phối của mình.

Nhân xét: Ta có thể thấy rằng, việc đánh giá kết quả hoạt động của thành viên kênh phân phối là một công việc quan trọng, vì đây là căn cứ giúp cho doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả mang lại từ hoạt động phân phối của mình.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, khóa luận đã tổng quan lại hệ thống cơ sở lý thuyết liên quan đến kênh phân phối. Trước hết, luận văn đã nêu ra khái niệm, vai trò, chức năng cơ bản của kênh phân phối, cho thấy tầm quan trọng của kênh phân phối đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiếp theo, dựa trên các tài liệu, giáo trình tham khảo, tác giả đã khái quát, phân tích các vấn đề về cấu trúc, môi trường ảnh hưởng đến hoạt động kênh, để từ đó dẫn đến các bước thiết kế, xác định các yếu tố cần thiết khi doanh nghiệp chuẩn bị xây dựng kênh phân phối. Cuối cùng, chương 1 đã khép lại với cơ sở lý luận về quản trị kênh phân phối, vấn đề cốt lõi trọng yếu trong hệ thống phân phối của mỗi doanh nghiệp.

Tiếp sau đây, các lý thuyết được nêu ra tại chương 1 sẽ trở thành cơ sở phân tích thực trạng ở chương 2 và các giải pháp, kiến nghị tại chương 3 trong đề tài khóa luận tốt nghiệp.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KÊNH PHÂN PHỐI CHOCOLATE TẠI THỊ TRƯỜNG PHÍA BẮC CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG

MẠI LÁ PHONG

Một phần của tài liệu 234 giải pháp phát triển kênh phân phối chocolate tại thị trường phía bắc của công ty TNHH thương mại lá phong,khoá luận tốt nghiệp (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w