Thực trạng quản lý thuế DNNQD tại thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại quận dương kinh, thành phố hải phòng​ (Trang 35 - 37)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Thực trạng quản lý thuế DNNQD tại thành phố Hải Phòng

Những năm qua,trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp, tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt giảm, đã tác động đến sự tăng trưởng và ổn định kinh tế trong nước cũng như Thành phố Hải Phòng. Tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, sức mua giảm sút, lượng hàng hóa tồn kho lớn. Ngoài những khó khăn chung của cả nước, Thành phố Hải Phòng còn bị ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 8, nhiệm vụ thu ngân sách năm 2012 Nhà nước giao tăng 26,1% so với thực hiện năm 2011 trong điều kiện nguồn thu chưa có sự tăng trưởng đột biến. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố năm 2012tăng 8,12% thấp hơn so với kế hoạch đề ra 11,5 - 12,5%; một số ngành chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất công nghiệp tiếp tục giảm như: sản xuất xi măng, sắt thép, giày dép, chế biến thủy sản,…; hoạt động dịch vụ vận tải gặp nhiều khó khăn. Số lượng doanh nghiệp mới thành lập giảm, doanh nghiệp giải thể, đóng mã số thuế tăng so với cùng kỳ. Tính lũy kế đến ngày 31/12/2014, số lượng doanh nghiệp đang hoạt động 16.532 DN chiếm 57,6%

tổng số DN thành lập cấp mã số thuế (trong đó, số doanh nghiệp được cấp mã số thuế mới trong năm 2013 là: 2.655 DN, bằng 77% so cùng kỳ, số doanh nghiệp tạm đóng mã số thuế: 1.642 DN, tăng 7% so cùng kỳ, số doanh nghiệp đóng hẳn mã số thuế là 107 DN, tăng 30% so cùng kỳ).Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có xu hướng doanh nghiệp lãi ngày càng giảm, doanh nghiệp lỗ và hoàn vốn gia tăng.

Năm 2014, trên bình diện chung tình hình kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, nhiều điểm nghẽn trong môi trường kinh doanh đã được các cấp chính quyền quan tâm tháo gỡ, song với những hệ lụy nặng nề từ chu kỳ suy giảm các thành phần kinh tế trên địa bàn vẫn chưa gượng dậy được hoàn toàn. Vẫn còn có doanh nghiệp đang trong tình trạng sản xuất kinh doanh sụt giảm. Cục Thuế thành phố Hải Phòng đã tích cực chủ động tham mưu với UBND các cấp tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư, phát triển SXKD, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 8,52%, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 12% so với cùng kỳ; một số công trình trọng điểm đã được hoàn thành đi vào hoạt động.Tuy nhiên, thành phố tiếp tục phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức, tiềm ẩn nhiều rủi ro do tổng cầu xã hội tăng chậm, sức mua chưa được cải thiện, dư nợ tín dụng tăng trưởng thấp, một số ngành kinh tế trọng yếu của thành phố như sản xuất xi măng, sắt thép và kinh doanh vật liệu xây dựng, vận tải biển tăng trưởng chậm…đã tác động trực tiếp đến tình hình thu NSNN trên địa bàn.Năm 2014, Cục thuế TP Hải Phòng được giao dự toán thu NSNN 9.000 tỷ đồng, bằng 105,3% so cùng kỳ, dự toán phấn đấu 9.255 tỷ đồng. Thực hiện năm 2014 đã thu nộp ngân sách 9.500 tỷ đồng, đạt 105% dự toán pháp lệnh, 102,7% dự toán phấn đấu, tăng 11% so cùng kỳ. Có 16/18 đơn vị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu, trong đó có một số đơn vị vượt cao như Chi cục Thuế Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân, Hải An, Thủy Nguyên... Có 2 đơn vị không hoàn thành dự

toán, do có một số nguyên nhân khách quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại quận dương kinh, thành phố hải phòng​ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)