Nguyên nhân của thực trạng quản lý thuế NQD trên địa bàn quận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại quận dương kinh, thành phố hải phòng​ (Trang 66 - 70)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Nguyên nhân của thực trạng quản lý thuế NQD trên địa bàn quận

Thứ nhất, công tác quản lý xây dựng cơ bản, xây dựng vãng lai trên địa bàn chưa có hiệu quả do các đơn vị thi công có trụ sở ở xa, nơi liên hệ chưa cụ thể, thường xuyên thay đổi, có doanh nghiệp, đơn vị ý thức chấp hành pháp luật thuế chưa cao, Chi cục Thuế chưa có biện pháp quyết liệt .

Thứ hai, ý thức của một số doanh nghiệp còn chưa tuân thủ pháp luật thuế, còn tình trạng trốn thuế, kinh doanh bất hợp pháp, nợ đọng tiền thuế kéo dài. Phần lớn doanh nghiệp đang trông chờ vào gói cứu trợ do Bộ Tài chính mới đưa ra liên quan đến việc giảm, giãn, hoãn nợ thuế cho các DN.

Thứ ba, công tác tham mưu, phối kết hợp còn chưa kịp thời, chưa hiệu quả.

3.2.3. Nguyên nhân của thực trạng quản lý thuế NQD trên địa bàn quận Dương Kinh Dương Kinh

Qua quá trình nghiên cứu, xem xét, đánh giá kết quả thu nộp ngân sách hàng năm; công tác quản lý, thực thi chính sách pháp luật thuế của cơ quan thuế. Đồng thời qua thực tế gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với các đồng chí lãnh đạo và các cán bộ, công chức ngành thuế và một số các đồng chí lãnh đạo các phòng ban thuộc quận Dương Kinh có thể thấy những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý thuế DN NQD trên địa bàn quận Dương Kinh

* Nguyên nhân thứ nhất là về tổ chức bộ máy

Trong những năm qua tổ chức bộ máy, công tác cán bộ của ngành thuế đã được tăng cường về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên một số bộ phận trong hệ thống tổ chức của ngành chưa được xây dựng trên cơ sở quản lý thuế theo phương thức hiện đại, chưa đáp ứng so với yêu cầu đặt ra.

Vẫn còn có CBCC thuế nhận thức chưa đầy đủ, trách nhiệm chưa cao, chưa thực sự kiên quyết trong công tác đấu tranh chống thất thu thuế, đấu tranh trong thực thi pháp luật thuế, bảo vệ lợi ích của Nhà nước. Thái độ và phong cách ứng xử của cán bộ thuế trong một số trường hợp còn chưa công tâm, khách quan giữa quyền lợi nhà nước và quyền lợi người nộp thuế, chưa trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của người nộp thuế trong thực thi pháp luật thuế.

Mô hình và cơ chế đào tạo chưa đực xác định rõ ràng, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức thuế chủ yếu vẫn chú trọng về số lượng, chưa thực sự quan tâm đến chất lượng; cơ sở vật chất, điều kiện cho công tác đào tạo tập trung còn hạn chế; hệ thống giáo trình, tài liệu đào tạo kỹ năng chuyên sâu quản lý thuế còn chậm so với yêu cầu; đội ngũ giảng viên chủ yếu dựa vào giảng viên kiêm chức phải tập trung triển khai nhiều công việc chuyên môn nên việc tham gia vào công tác đào tạo còn hạn chế.

* Nguyên nhân thứ hai là về quy trình nghiệp vụ

thu nợ và cưỡng chế nợ thuế chưa theo kịp yêu cầu đặt ra. Đặc biệt là yêu cầu về áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế sửa đổi, bổ sung. Quy trình thanh tra, kiểm tra chậm được sửa đổi ban hành, nhiều nội dung tại quy trình chưa phù hợp khi thanh tra, kiểm tra theo cơ chế mới. Việc áp dụng cơ chế rủi ro mới chỉ được tập trung, chú trọng và áp dụng tại bước lập kế hoạch.

Việc thu thập, khai thác thông tin NNT phục vụ phân tích rủi ro chưa có sự kết nối giữa các bộ phận chuyên môn. Cơ sở dữ liệu NNT còn phân tán chưa được tập trung thống nhất. Hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu và theo kịp sự thay đổi của chính sách thuế.

Việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ và biện pháp chỉ đạo của ngành có lúc chưa thực sự nghiêm túc, đầy đủ dẫn đến hiệu quả không cao.

* Nguyên nhân thứ ba là về sự hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành luật

Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về thuế đã được ngành Thuế quan tâm, chú trọng trong thời gian qua, đã có nhiều doanh nghiệp thực hiện chấp hành tốt chính sách thuế Nhà nước và đã được biểu dương tôn vinh. Tuy nhiên vẫn còn không ít các doanh nghiệp thì việc chấp hành, tuân thủ pháp luật thuế, việc thực hiện nghĩa vụ ngân sách với Nhà nước còn nhiều mặt hạn chế.

Các vi phạm như không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ khai báo; không thực hiện hoặc thực hiện kê khai không đầy đủ, không trung thực; vi phạm chế độ hóa đơn, chứng từ sổ sách kế toán; cố tình dây dưa chậm nộp tiền thuế còn phổ biến.

* Nguyên nhân thứ tư là về công tác phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan chức năng trong thực thi pháp luật thuế

Trong thời gian qua sự phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan chức năng liên quan để hoàn thành nhiệm vụ thu thuế đã được chuyển biến một cách tích cực, đạt hiệu quả. Tuy nhiên, ở một số nơi, có thời điểm sự phối hợp này chưa chặt chẽ còn mang tính hình thức đã dẫn đến tình trạng thất thu thuế ở một số lĩnh vực nhất là trong quản lý thu thuế NQD.

Sự kết phối hợp trong thực thi pháp luật thuế của một số cơ quan chức năng với cơ quan thuế chưa thực sự được quan tâm. Nhận thức về công tác quản lý thu NSNN của một số cán bộ chưa đúng, chưa đầy đủ, vẫn cho rằng nhiệm vụ thu NSNN, thu thuế là của ngành thuế, e ngại va chạm dẫn đến hiệu quả không cao.

* Nguyên nhân thứ năm là về chính sách, chế độ

Chính sách thuế cơ bản đã được cải cách đồng bộ, có tính hệ thống theo hướng đơn giản, minh bạch, công khai. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại:

+ Về thuế giá trị gia tăng: Thuế GTGT còn hai mức thuế suất là 10% và 5% (ngoài mức thuế suất 0% đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu), trong đó đối tượng chịu mức thuế suất 5% vẫn còn và chưa phù hợp; chưa xác định ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng phù hợp với thông lệ quốc tế. Chính sách thuế GTGT chưa được nghiên cứu xây dựng áp dụng kịp thời đối với một số loại hàng, hóa dịch vụ trong một số lĩnh vực như đầu tư tài chính, kinh doanh bất động sản; dịch vụ tài chính, tín dụng, bảo hiểm, vận tải quốc tế…

+ Về thuế thu nhập doanh nghiệp: Một số quy định về các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế cần sửa đổi, bổ sung để khuyến khích tích tụ vốn, nâng cao khả năng cạch tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Các quy định thu thuế với các hoạt động kinh tế mới phát sinh trong kinh tế thị trường cần phải phù hợp với yêu cầu hội nhập và thông lệ quốc tế.

Chính sách thuế chưa thực sự khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, các ngành công nghiệp hỗ

trợ, sử dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, dịch vụ chất lượng cao, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có khả năng cạnh tranh để tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

+ Về thuế Thu nhập cá nhân: Đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản còn bị lợi dụng do chưa có cơ chế quản lý thống nhất giữa hai cơ quan thuế và cơ quan quản lý đất đai; việc áp dụng theo hai cách tính đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản và chứng khoán (như 25% trên thu nhập tính thuế hoặc 2% trên giá chuyển nhượng bất động sản; 20% trên thu nhập tính thuế hoặc 0,1% trên giá bán chứng khoán) là bất cập. Phương pháp xác định thuế thu nhập cá nhân đối với một số loại hình cũng chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.

3.2.4. Đánh giá công tác kiểm tra chống thất thu trong quản lý thuế khu vực DN NQD tại quận Dương Kinh năm 2010-2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại quận dương kinh, thành phố hải phòng​ (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)