Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại quận dương kinh, thành phố hải phòng​ (Trang 43 - 45)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.4. Phương pháp phân tích

- Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích được vận dụng cả quá trình nghiên cứu từ hệ thống hóa lý luận, đánh giá phân tích về thực trạng, hiệu quả trong công tác quản lý thuế, việc xác định những yếu tố ảnh hưởng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao và tăng cường công tác quản lý thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

- Phương pháp so sánhsự tăng, giảm số doanh nghiệp hàng năm; so sánh sự biến động loại hình, ngành nghề của các DN để xem xét, đánh giá mức độ

tăng trưởng và lĩnh vực, loại hình phát triển trên địa bàn quận.

Phương pháp phân tích là việc xem xét các yếu tố, các thành phần để xác định vị trí và vai trò của từng yếu tố trong một vấn đề (chỉnh thể). Phân tích dãy số theo thời gian, lượng tăng giảm tuyệt đối, tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển định gốc, tốc độ phát triển bình quân để làm sáng tỏ những nguyên nhân, những tồn tại, hạn chế ảnh hưởng, tác động đến sự phát triển của DN; những nguyên nhân, hạn chế trong công tác quản lý của cơ quan thuế.

- Phương pháp định lượng

Dựa vào các tài liệu, số liệu thu nộp hàng năm của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại quận Dương Kinh, tác giả đã xem xét, nghiên cứu và phân tích các chỉ tiêu để làm rõ thực trạng, quy mô phát triển của các DN, loại hình doanh nghiệp.

- Phương pháp thống kê mô tả, số trung bình, trung vị, độ lệch tiêu chuẩn. Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau, thống kê mô tả được dùng để phân tích các số liệu thu thập, các chỉ tiêu sắc thuế, qua đó làm cơ sở cho việc đánh giá xu hướng (lĩnh vực) phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng.

- Phương pháp dự báo.

Trong luận văn, đã kết hợp cả hai hình thức so sánh tương đối và tuyệt đối để phân tích thực trạng, sự biến động, phát triển của các doanh nghiệp. Sự kết hợp này sẽ bổ trợ cho nhau giúp chúng ta vừa có được những chỉ tiêu cụ thể về khối lượng và giá trị, vừa thấy được tốc độ tăng trưởng trong kỳ phân tích.

Phương pháp phân tích hệ thống được sử dụng xuyên suốt luận văn. Phân tích hệ thống đòi hỏi sự phân tích các mối tương tác của hệ thống kinh tế - xã hội, từ đó xác định vị trí, vai trò của từng yếu tố trong hệ thống. Phương pháp này dùng trong luận văn để phân tích các nhân tố tác động đến công tác quản lý thuế doanh nghiệp NQD tại quận Dương Kinh. Các phân tích này luôn được gắn bó chặt chẽ mang tính hệ thống trong luận văn.

Xuất phát từ những nguyên lý chung, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học, quán triệt nguyên tắc thống nhất biện chứng giữa lý luận và thực tiễn; vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử trong khoa học quản trị kinh doanh để xem xét đánh giá và xây dựng cơ sở lý luận cho công tác quản lý thu thuế.

Trong qua trình nghiên cứu, luận văn đi từ cái chung đến cái riêng, từ chi tiết đến tổng hợp. Sử dụng các phương pháp phân tích kinh doanh, phân tích thống kê để nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thuế hiện tại. Sử dụng những tài liệu trên biểu đồ để phân tích, đánh giá một cách khách quan, khoa học và rút ra những vấn đề cần thiết phải giải quyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại quận dương kinh, thành phố hải phòng​ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)