Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại quận dương kinh, thành phố hải phòng​ (Trang 45)

5. Kết cấu của luận văn

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

+ Số doanh nghiệp NQD + Doanh thu của các DNNQD + Tổng thu ngân sách trên địa bàn

+ Quy mô và tỷ trọng số thuế của các DNNQD + Kết quả thu ngân sách phân theo sắc thuế: - Thuế Môn Bài

- Thuế GTGT - Thuế TNDN

+ Số vốn của doanh nghiệp

+ Số doanh nghiệp nghỉ, bỏ kinh doanh. + Số doanh nghiệp thành lập mới.

+ Tình trạng nợ đọng thuế của các doanh nghiệp ra sao? Chỉ tiêu nào cho biết nội dung này.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI QUẬN DƯƠNG KINH 3.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội quận Dương Kinh

3.1.1. Khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Quận Dương Kinh (thành phố Hải Phòng) được thành lập theo Nghị định số 145/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ, trên cơ sở tách ra từ địa giới hành chính của huyện Kiến Thụy (bao gồm các xã: Anh Dũng, Hưng Đạo, Đa Phúc, Hòa Nghĩa, Hải Thành và Tân Thành).

Về vị trí địa lý:Quận Dương Kinh nằm ở phía Đông - Nam của thành phố Hải Phòng:

- Phía Đông tiếp giáp quận Hải An và Vịnh Bắc Bộ, - Phía Bắc tiếp giáp quận Ngô Quyền và quận Lê Chân, - Phía Tây tiếp giáp huyện Kiến Thụy và quận Kiến An, - Phía Nam tiếp giáp quận Đồ Sơn.

Là quận có vị trí trọng yếu về quốc phòng - an ninh, nhiều đầu mối giao thông quan trọng, là nơi có tiềm năng phát triển về kinh tế được Thành phố quan tâm đầu tư phát triển. Diện tích tự nhiên rộng: 4.589 ha, với dân số: 54.461 người (năm 2014), có nhiều dự án lớn được đầu tư như dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, các khu đô thị mới…vì vậy quận Dương Kinh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế, đô thị nhanh và bền vững.

Tuy nhiên, là quận mới được tách ra từ huyện Kiến Thụy, điểm xuất phát về kinh tế và các tiêu chí về đô thị còn thấp; hệ thống các quy hoạch đang tập trung xây dựng và hoàn thiện; kinh tế đô thị, nhất là dịch vụ phát triển chưa mạnh. Năm 2008, năm đầu đi vào hoạt động lại bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế thế giới, giá cả thị trường biến động, thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh...đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của quận. Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng của quận còn thiếu và chưa đồng bộ.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Sau hơn 7 năm đi vào hoạt động, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của quận Dương Kinh đạt 12,24%/năm. Là một Quận mới, mức tăng trưởng khá, song chưa thực sự ổn định, thương mại, dịch vụ phát triển còn ở quy mô nhỏ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa tương xứng với yêu cầu phát triển, nhận thức và tuân thủ pháp luật của đại bộ phận nhân dân không cao, vì huyện Kiến Thụy trước đây vốn là một huyện thuần nông với trên 80% dân số làm nông nghiệp, các ngành dịch vụ thương mại, tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm do đặc điểm về địa lý và hệ thống giao thông.

Tuy vậy, trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cấp chính quyền cùng với tinh thần lao động cần cù chịu khónên kinh tế của Quận đã từng bước có những chuyển biến đáng kể.

Sản xuất công nghiệp - xây dựng: Có bước phát triển, giá trị sản xuất toàn ngành tăng bình quân 12,06%/năm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế năm 2012 và 2013 sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, một số doanh nghiệp lớn sản xuất cầm chừng hoặc ngừng hoạt động, đến nay một số doanh nghiệp đã hoạt động ổn định hơn và đã có sự tăng trưởng.

Hoạt động thương mại - dịch vụ: Phát triển đúng hướng, góp phần quan trọng vào dịch chuyển cơ cấu kinh tế của Quận. Giá trị thương mại, dịch vụ có mức tăng trưởng bình quân 15,87%/năm. Hạ tầng thương mại từng bước được quan tâm, đầu tư nâng cấp các chợ trên địa bàn, tạo điều kiện và đáp ứng yêu cầu kinh doanh mua sắm của nhân dân.

Sản xuất nông nghiệp, thủy sản: Chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, thủy sản hàng năm tăng 3,12%, riêng ngành thủy sản tăng bình quân hàng năm gần 6%. Cụ thể được so sánh ở bảng sau:

Bảng 3.1: Cơ cấu theo ngành kinh tế từ năm 2010 - 2014

Chỉ tiêu ĐV tính 2010 2011 2012 2013 2014 1. Tổng giá trị sản xuất

trên địa bàn (giá so sánh năm 2010)

Tỷ

đồng 2.777,7 3.121,25 3.439,67 3.762,1 4.336,6 * Giá trị sản xuất công

nghiệp do quận quản lý (giá so sánh năm 2010)

Tỷ

đồng 201 233 240 253 285

* Giá trị xây dựng trên địa bàn (giá so sánh năm 2010)

Tỷ

đồng 635 718 758 754 904

* Thương mại dịch vụ Tỷ

đồng 810 921 1.079 1.226,2 1.460,6 * Giá trị sản xuất nông

nghiệp thủy sản

Tỷ

đồng 362,7 375,25 383,87 399,7 410

2. Tổng thu ngân sách Tỷ

đồng 123,3 211,7 202,5 179,1 298,1 * Thu ngân sách trên địa bàn Tỷ

đồng 64,3 111,996 95,881 90,864 102,381 * Chi ngân sách địa phương Tỷ

đồng 65 128,497 127,590 127,590 123,259

3. Tổng mức đầu tư phát triển trên địa bàn

Tỷ

đồng 610 625 720 710 850

4. Tỷ lệ tăng dân số tự

nhiên % 1,28 1,27 1,81 1,45 1,33 5. Tỷ lệ hộ nghèo % 6,22 4,74 3,86 3,28 2,5

6. Số lao động được giới

thiệu giải quyết việc làm Người 1.500 1.500 1.650 1800 1800 7. Tỷ lệ chất thải rắn

được thu gom và xử lý % 91 92 93 95 95 8. Số trường đạt chuẩn

(Nguồn: Chi cục Thống kê quận Dương Kinh)

Sự biến động của các ngành kinh tế qua các năm, cụ thể như sau:

* Về Giá trị sản xuất công nghiệp

Năm 2011: là 233 tỷ đồng/201 tỷ đồng năm 2010 tăng 115,9% Năm 2012: là 240 tỷ đồng/233 tỷ đồng năm 2011 tăng 103% Năm 2013: là 253 tỷ đồng/240 tỷ đồng năm 2012 tăng 105,4% Năm 2014: là 285 tỷ đồng/253 tỷ đồng năm 2013 tăng 112,6%

* Về Thương mại dịch vụ

Năm 2011 là 921 tỷ đồng/810 tỷ đồng năm 2010 tăng 113,7% Năm 2012 là 1.079 tỷ đồng/951 tỷ đồng năm 2011 tăng 117,2% Năm 2013 là 1.226,2 tỷ đồng/1.079 tỷ đồng năm 2012 tăng 113,6% Năm 2014 là 1.460,6 tỷ đồng/1.226,2 tỷ đồng năm 2013 tăng 119,1%

* Về Giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản

Năm 2011 là 375,25 tỷ đồng/362,7 tỷ đồng năm 2010 tăng 103,5% Năm 2012 là 383,87 tỷ đồng/375,25 tỷ đồng năm 2011 tăng 102,3% Năm 2013 là 399,7 tỷ đồng/383,87 tỷ đồng năm 2012 tăng 104,1% Năm 2014 là 410 tỷ đồng/399,7 tỷ đồng năm 2013 tăng 102,5%

Như vậy có thể thấy cơ cấu kinh tế của quận Dương Kinh tiếp tục dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.

3.2. Thực trạng doanh nghiệp ngoài quốc doanh và công tác quản lý thuế DN NQD tại quận Dương Kinh những năm 2010 - 2014. DN NQD tại quận Dương Kinh những năm 2010 - 2014.

3.2.1. Thực trạng DN NQD ảnh hưởng đến quản lý thuế NQD tại quận Dương Kinh Dương Kinh

Hoạt động Thương mại - dịch vụ có ưu thế trong tăng trưởng kinh tế của quận, số lượng các doanh nghiệp lĩnh vực thương mại, dịch vụ chiếm trên 50% tổng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn. Tại bảng 3.2 ta thấy năm 2010 số DN trong lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm là 49,8% trong tổng số DN đang hoạt động và các năm tiếp theo lần lượt là 53,6%; 54,5%;

53,8% và 53,2%.

Bảng 3.2: Phân bổ cơ sở sản xuất kinh doanh NQD trên địa bàn quận Dương Kinh theo ngành nghề hoạt động từ năm 2010-2014

TT Thời gian

Số DN được phân cấp Phân theo ngành nghề kinh doanh Mang sang PS Tăng Nghỉ bỏ Hoạt động SX TM DV AU VT KHÁC 1 2010 201 184 110 275 50 113 24 8 14 66 2 2011 275 113 123 265 50 115 27 5 15 53 3 2012 265 80 70 275 50 119 31 5 13 57 4 2013 275 70 66 279 59 107 43 6 18 46 5 2014 279 47 59 267 59 96 46 5 17 44

(Nguồn: Báo cáo công tác quản lý doanh nghiệp 5 năm 2010-2014, Chi cục Thuế quận Dương Kinh)

Tiếp đến là ngành sản xuất chiếm tỷ lệ trung bình là 19,7% trong tổng số doanh nghiệp hoạt động tại quận Dương Kinh.

Sự phát triển và tăng trưởng của DN NQD còn có tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội của quận đó là tạo công ăn việc làm, thu hút nguồn lao động tương đối lớn tại địa bàn quận, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng 27,2% so với năm 2010, góp phần vào chương trình giảm hộ nghèo tại quận.

Tại quận Dương Kinh trong 2 năm đầu thành lập (2008-2009) số DN NQD tăng nhanh, nhưng 5 năm gần đây không có biến động lớn về số lượng DN NQD, nhưng số DN nghỉ, bỏ và thành lập mới khá nhiều.

Về nguyên nhân trong 2 năm 2008 và 2009 số DN tăng nhanh:

Thứ nhất là, do khi thành lập quận mới, cùng với đó là các dự án xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng được phê duyệt và triển khai, đặc biệt là các về xây dựng khu chung cư, khu đô thị mới, khu nhà ở tái định cư phục vụ cho công

tác quy hoạch đô thị của quận.

Thứ hai là, nhiều doanh nghiệp lợi dụng việc mới chia tách địa giới hành chính, công tác quản lý còn lỏng lẻo, lợi dụng việc thông thoáng hỗ trợ của nhà nước và lợi dụng kẽ hở của chính sách pháp luật thuế, thành lập doanh nghiệp để buôn bán hóa đơn, thu lợi bất chính, chiếm đoạt tiền thuế của nhà nước.

Đồng chí Chi cục trưởng Chi cục Thuế quận Dương Kinh HàVăn Trường cho biết: “Vào thời điểm đó, thực hiện sự chỉ đạo của Cục Thuế thành phố Hải Phòng, Chi cục đã triển khai và thực hiện quyết liệt các biện pháp để xử lý và ngăn chặn nhiều DN có hành vi vi phạm pháp luật về thuế”. Đó cũng là thời điểm không chỉ ở quận Dương Kinh thành phố Hải Phòng, mà hiện tượng doanh nghiệp “ma” xuất hiện trên phạm vi gần như toàn quốc (Hà Văn Trường, 2012). Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế như đã phân tích ở trên, tại quận Dương Kinh có nhiều doanh nghiệp phải ngừng, nghỉ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp phải giải thể hoặc phá sản do nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản do những nguyên nhân sau:

Một là, do trình độ, năng lực điều hành hạn chế dẫn đến việc hoạt động không hiệu quả.

Hai là, do không vay được vốn và lãi suất vay quá cao.

Ba là, có một số doanh nghiệp thành lập nhưng thực chất là tìm cơ hội, lợi dụng để hoạt động làm ăn phi pháp.

Đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp nghỉ, bỏ trong những năm gần đây tại quận Dương Kinh.

Về cơ cấu doanh nghiệp tại quận Dương Kinh từ năm 2010 đến năm 2014 không có sự biến động lớn. Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn vẫn là chủ yếu chiếm trung bình 70,24% số doanh nghiệp đang hoạt động. Số còn lại là công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã.

Từ cơ cấu, loại hình DN có thể cho ta thấy quận Dương Kinh 5 năm gần đây chưa có sự chuyển đổi lớn hoặc đột biến về phát triển và tăng trưởng.

từ năm 2010-2014 Năm Vốn điều lệ doanh nghiệp (triệu đồng) Doanh nghiệp tư nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ty cổ phần Hợp tác Khác 2010 593.034 4 204 60 6 1 2011 718.174 3 187 68 6 1 2012 779.889 3 189 73 6 4 2013 912.581 3 194 72 6 4 2014 1.182.341 4 182 70 7 4

(Nguồn: Báo cáo công tác quản lý doanh nghiệp 5 năm 2010-2014, Chi cục Thuế quận Dương Kinh)

Tuy nhiên từ năm 2010 đến năm 2014, số vốn điều lệ của các doanh nghiệp đã tăng dần qua các năm, cụ thể:

Năm 2011, tổng số vốn các DN tăng 121,1% so với năm 2010 và lần lượt năm 2012 là: 108,6%; năm 2013 là: 117%; năm 2014 là: 129,6%. Tỷ lệ tăng năm sau cao hơn năm trước.

Điều này chứng tỏ các DN có sự ổn định, duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh và đã có tích lũy, tái đầu tư mở rộng. Đặc biệt 2 năm gần đây 2013 và năm 2014. Năm 2013 số vốn tăng 153,9% so với năm 2010 và năm 2014 tăng 199,4% so với năm 2010. Đây thực sự là dấu hiệu tích cực rất đáng mừng, điều này cho ta thấy được sự ổn định, phục hồi và bắt đầu có sự tăng trưởng của các doanh nghiệp tại quận Dương Kinh.

Mặc dù sự gia tăng về vốn ở mức đáng kể, nhưng so với điều kiện hiện nay thì lượng vốn vẫn còn thấp chưa đủ để đầu tư mở rộng, mua sắm máy móc, trang thiết bị hiện đại. Nhiều doanh nghiệp năng lực cạnh tranh kém, hạn chế; một số DN sản xuất nhưng phần lớn là sản xuất gia công các mặt hàng phụ trợ cho ngành da giầy, may mặc, có quy mô nhỏ lẻ, chất lượng, sức cạnh tranh

thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của quận.

Có thể khẳng định vai trò quan trọng của các DN NQD đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của quận trong những năm qua, tỷ lệ huy động hàng năm đều chiếm trên 30% trong tổng số thu nộp NSNN của Chi cục Thuế quận Dương Kinh. Cụ thể tại Bảng 3.4.

Bảng 3.4: Quy mô và tỷ trọng số thuế NQD trong nộp NSNN của Chi cục Thuếquận Dương Kinh

ĐVT: 1.000đ

Năm Tổng thuế NQD Tổng thu ngân sách Tỷ lệ % so sánh

2010 24.508.086 62.194.397 39,40 2011 36.018.842 110.404.484 32,62 2012 34.426.278 85.929.131 40,06 2013 26.533.865 72.272.934 36,71 2014 34.579.808 99.868.487 34,62

(Nguồn: Báo cáo công tác quản lý doanh nghiệp 5 năm 2010-2014, Chi cục Thuế quận Dương Kinh)

Như đã phân tích ở trên, Dương Kinh là Quận mới thành lập, tuy có mức tăng trưởng khá, nhưng chưa ổn định, chưa có tính bền vững, ngành thương mại, dịch vụ phát triển còn ở quy mô nhỏ.

Số thu thuế ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ khá so với tổng số thu ngân sách của Chi cục, nhưng số thu năm 2012 và 2013 đều không đạt dự toán pháp lệnh là do ảnh hưởng nặng nề của sự suy giảm nền kinh tế Việt Nam sau thời kỳ lạm phát tăng cao 2008-2011.Đây cũng là kết quả của một số Chi cục Thuế quận, huyện trên địa bàn thành phố Hải Phòng, dẫn đến số thu năm 2012 và 2013 Cục Thuế thành phố Hải Phòng không hoàn thành kế hoạch.Năm 2012, nhiệm vụ thu ngân sách cấp trên giao cho Cục Thuế Hải Phòng tăng 26,1% so với thực hiện năm 2011. Kết quả, tổng thu được: 7.165 tỷ đồng, chỉ đạt 78% dự toán pháp lệnh. Năm 2013, kế hoach giao cho Cục Thuế Hải Phòng tiếp tục

tăng so với thực hiện năm 2012 là 32,1%, trong điều kiện kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn thách thức. Kết quả Cục Thuế Hải Phòng đã thu nộp NSNN 8.603 tỷ đồng, đạt 91,8% dự toán pháp lệnh.

Nguyên nhân số thu thuế NQD của quận Dương Kinh không đạt kế hoạch và giảm thu so với cùng kỳ là do các nguyên nhân sau:

Một là, dosuy thoái kinh tế cả nước nói chung và quận Dương Kinh nói riêng đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, mà cụ thể là do một số DN những năm trước có số nộp ngân sách lớn song năm 2013 đã bị phá sản, ngừng, bỏ kinh doanh như Cty TNHH TONAN; hoặc như công ty TNHH Thương mại Trần Gia trong năm 2013 không phát sinh thuế, Công ty Cổ phần Đầu tư Sao Đỏ số nộp ngân sách rất thấp, gần như không có. Chỉ tính riêng 10 DN có số nộp NSNN 9 tháng đầu năm 2013 giảm so với số thu cùng kỳ năm 2012 trên 11,3 tỷ đồng và số nợ của công ty TNHH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại quận dương kinh, thành phố hải phòng​ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)