Tăng cường quản lý của các cơ quan thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại quận dương kinh, thành phố hải phòng​ (Trang 77 - 80)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.1. Tăng cường quản lý của các cơ quan thuế

Luật Quản lý thuế được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH 13 ngày 20/11/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013, Luật Quản lý thuế tạo lập khung pháp lý chung để thực thi tất cả các Luật về thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước. Luật Quản lý thuế khắc phục tình trạng chia cắt, tách biệt về phương thức quản lý giữa các loại thuế, tạo nền tảng cho việc áp dụng một cơ chế quản lý thuế tiên tiến, hiện đại theo hướng tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Đây là cơ chế đề cao quyền và trách nhiệm của các chủ thể chấp hành pháp luật thuế: Người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Đây là bước tiến quan trọng, tạo sự đồng bộ, nâng cao tính rõ ràng, minh bạch.

Đối tượng áp dụng gồm cơ quan thuế, Người nộp thuế và các cơ quan, ban ngành liên quan. Các quy định của Luật Quản lý thuế nâng cao vai trò của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác quản lý thuế. Luật Quản lý thuế đã tạo cơ sở để tăng cường cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp trong quản lý thuế; phát huy hiệu quả hoạt động của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường ở cơ sở, góp phần đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch.

Do đó, để kết quả thực hiện nhiệm vụ đạt được ở mức cao nhất cần có sự vào cuộc, chung sức của các cấp, các ngành, đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở. Trách nhiệm đó của chính quyền cơ sở đã được quy định rõ tại Khoản 2 Điều 11 trong Luật Quản lý thuế. (Quốc hội, 2006).

Nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước nói chung cũng như công tác quản lý thu thuế không thể hoàn thành tốt khi chỉ có ngành Thuế, vì vậy công tác này luôn cần được sự quan tâm của các cấp ủy đảng và chính quyền.

Để khắc phục tình trạng một số chính quyền cơ sở còn thờ ơ với công tác thuế, coi đó là nhiệm vụ riêng của ngành thuế, nhằm tăng cường trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực thuế, tiếp tục từng bước tăng cường pháp chế của nhà nước trong quản lý kinh tế nhà nước nói chung và công tác quản lý thu thuế nói riêng và góp phần bảo vệ công bằng xã hội, thì phải thực hiện tốt nhiệm vụ sau:

Một là, cần phải coi việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác thuế là một trong số nhiệm vụ trung tâm, thường xuyên của chính quyền địa phương.

Hai là, cần tăng cường sự chỉ đạo, lãnh đạo của chính quyền các cấp (đặc biệt là cấp cơ sở) đối với công tác thuế, đây là yếu tố quan trọng nhằm quản lý thu thuế đạt hiệu quả đồng thời phát huy hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở.

Ba là, đối với chính quyền các cấp có chức năng quản lý nhà nước ở địa phương nhằm đảm bảo cho hiến pháp, pháp luật của Nhà nước được tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh ở cơ sở, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân lao động, động viên mọi công dân làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước.

Chính quyền cơ sở có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách của địa phương, phối hợp với các cơ quan chức năng để đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời các loại thuế và các khoản thu phát sinh ở địa phương. Với tư cách là chính quyền nhà nước, UBND các cấp có quyền giám sát, kiểm tra các hoạt động kinh tế - xã hội của mọi thành phần kinh tế để đảm bảo chính sách

pháp luật, giữ gìn pháp chế XHCN và quyền lợi chung của Nhà nước cũng như của mọi tầng lớp nhân dân.

Có thể nói công tác quản lý thu thuế là một công tác kinh tế, chính trị tổng hợp liên quan đến mọi thành phần kinh tế trong xã hội, đến mọi tầng lớp nhân dân; Đây là cuộc đấu tranh gay gắt giữa lợi ích cá nhân cục bộ với lợi ích quốc gia, giữa quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân, mọi tổ chức hoạt động kinh doanh. Vì vậy, không thể tách công tác quản lý thu thuế của ngành thuế ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, của chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở. Phải coi việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác thuế là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của địa phương.

Việc cấp phát kinh phí bằng nguồn vốn ngân sách cho chính quyền các cấp cần gắn với nhiệm vụ hoàn thành kế hoạch thu trên các địa bàn. Các cấp ủy Đảng cần coi trọng công tác chỉ đạo chấp hành chính sách thuế, hoàn thành nghĩa vụ thuế là một chỉ tiêu để đánh giá đơn vị cơ sở và Đảng bộ vững mạnh. UBND các cấp cần chỉ đạo các ban, ngành liên quan, các tổ chức đoàn thể, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, mặt trận cùng phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế để làm tốt công tác quản lý thu thuế, chống thất thu thuế cho ngân sách.

Đối với các cơ quan chức năng trong địa phương cũng cần xác định rõ mối quan hệ với cơ quan thuế, vừa là phối hợp hỗ trợ nhưng vừa là trách nhiệm cùng cơ quan thuế để thực hiện tốt các Luật thuế.

Đồng thời cơ quan thuế các cấp cũng phải chủ động, thường xuyên báo cáo cấp ủy Đảng, UBND các cấp về kết quả thu được, thực trạng quản lý thu trên địa bàn, những khó khăn vướng mắc, kiến nghị đề xuất các phương án thu, các biện pháp nghiệp vụ cụ thể để UBND các cấp chỉ đạo các ngành có liên quan phối hợp với cơ quan thuế tăng cường quản lý thu thuế đạt hiệu quả ngày càng cao hơn.

Từ thực tiễn công tác quản lý thu thuế khu vực DN NQD trên địa bàn quận Dương Kinh trong những năm qua đã cho thấy rằng: sự tăng cường chỉ

đạo của chính quyền các cấp đối với công tác thuế là bài học kinh nghiệm để phát huy được sức mạnh tổng hợp giúp cơ quan thuế hoàn thành nhiệm vụ thu, đồng thời phát huy hiệu lực của chính quyền cơ sở. Và ngược lại đối với những địa bàn mà chính quyền chưa quan tâm đến công tác thuế, thì kết quả công tác thu ở đó sẽ rất hạn chế và thất thu nhiều.

Đi đôi với công tác cải cách hệ thống hành chính, thì cần phải quy định rõ ràng về quyền hạn, trách nhiệm của UBND các cấp đối với công tác thuế. Cơ quan thuế phải thực sự là công cụ quản lý của chính quyền địa phương các cấp đối với nền kinh tế.

Cùng với việc giao nhiệm vụ chỉ đạo quản lý thu thuế cho chính quyền địa phương, Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu, cải tiến chế độ điều tiết ngân sách cho phường, xã đối với một số khoản thuế để đủ bù đắp các chi phí cần thiết cho hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương, tránh tình trạng UBND các cấp tự đặt ra các khoản thu không hợp lệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại quận dương kinh, thành phố hải phòng​ (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)