Về chính sách chế độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại quận dương kinh, thành phố hải phòng​ (Trang 103 - 111)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.2. Về chính sách chế độ

Trên cơ sở bám sát định hướng Chiến lược kinh tế phát triển kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn của Đảng, Nhà nướcvà những phân tích, nhận định về bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế trong giai đoạn tới; kế thừa những yếu tố tích cực, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thực

hiện; tiếp thu kinh nghiệm của các nước trên thế giới, sự tham vấn của chuyên gia quốc tế cũng như ý kiến đóng góp của toàn ngành thuế, các Vụ, đơn vị Bộ Tài chính; các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cần xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước và là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, hiệu lực của Đảng và Nhà nước.

Cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung các sắc thuế để hoàn thiện hệ thống chính sách thuế theo hướng đồng bộ, thống nhất, mức động viên hợp lý tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, khả năng tích tụ của doanh nghiệp; đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân; đảm bảo nhu cầu chi tiêu, cần thiết hợp lý của ngân sách nhà nước và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống chính sách thuế phải tạo điều kiện thúc đẩy cải cách hành chính thuế theo hướng vừa đáp ứng yêu cầu quản lý thuế của nhà nước, vừa không gây phiền hà, tốn kém cho cả tổ chức, cá nhân nộp thuế và cơ quan thuế.

Về thuế Giá trị gia tăng: Giảm bớt số lượng nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT; giảm bớt nhóm hàng hóa, dịch vụ 5%; bổ sung quy định để xác định đúng cơ chế thu đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ phát sinh theo sự phát triển của kinh tế thị trường. Nghiên cứu áp dụng cơ bản một mức thuế suất (Không kể mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dich vụ xuất khẩu); hoàn thiện phương pháp tính thuế, tiến tới cơ bản thực hiện phương pháp khấu trừ thuế; Quy định về ngưỡng doanh thu để áp dụng hình thức kê khai thuế giá trị gia tăng phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước và thông lệ quốc tế.

theo lộ trình phù hợp để thu hút đầu tư tạo điều kiện để doanh nhiệp có hteem nguồn lực tài chính, tăng tích lũy để đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh; Đơn giản hóa chính sách ưu đãi thuế theo hướng hẹp về lĩnh vực, tiếp tục khuyến khích đầu tư và các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, các ngành công nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, dịch vụ chất lượng cao, lĩnh vực xã hội hóa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, bổ sung quy định về các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; bổ sung các quy định để bao quát được các hoạt động kinh tế phát sinh trong kinh tế thị trường hội nhập và phù hợp với thông lệ quốc tế như: Bán hàng đa cấp, thương mại điện tử, sự phát triển của các tập đoàn kinh tế.

Về thuế Thu nhập cá nhân: nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng cơ sở thuế và xác định rõ thu nhập chịu thuế; sửa đổi, bổ sung phương pháp tính thuế đối với từng khoản thu nhập theo hướng đơn giản, phù hợp với thông lệ quốc tế để nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và tọa thuận lợi cho công tác thu thuế; Điều chỉnh số lượng thuế suất phù hợp với thu nhập chịu thuế và đối tượng nộp thuế. Cơ bản thống nhất mức thuế suất đối với thu nhập cùng loại hoạt động hoặc hoạt động tương tự đảm bảo công bằng về nghĩa vụ giữa thể nhân và pháp nhân (Doanh nghiệp); Điều chỉnh mức thuế suất hợp lý nhằm khuyến khích, động viên cá nhân làm giàu hợp pháp.

Về thuế Tiêu thụ đặc biệt: Nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để hướng dẫn điều tiết tiêu dùng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội; xây dựng lộ trình điều chỉnh thuế đối với các mặt hàng thuốc á, bia, rượu, ô tô… để điều tiết tiêu dùng và thực hiện các cam kết quốc tế; nghiên cứu, bổ sung quy định về giá tính thuế đối với một số trường hợp hợp tác, phân công giữa các nước trong chuỗi sản xuất toàn cầu, bảo đảm điều tiết công bằng giữa hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước và hàng hpoa, dịch

vụ nhập khẩu; nghiên cứu áp dụng kết hợp giữa thuế suất theo tỷ lệ và thuế suất tuyệt đối, đối với một số hàng hóa dịch vụ chịu thuế.

Tóm lại là cần hoàn thiện cả về thể chế và công tác quản lý: Đó là đẩy mạnh hoàn thiện thể chế thuế theo hướng đơn giản, đồng bộ, minh bạch, phù hợp với mục tiêu cải cách thủ tục hành chính. Về quản lý thuế, tiếp tục rà soát, cải cách thủ tục hành chính thuế, tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế, tập trung cải cách, đơn giản hóa, công khai, minh bạch thủ tục hành chính thuế, đặc biệt chú trọng áp dụng dịch vụ thuế điện tử để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nộp thuế.

KẾT LUẬN

Luật Quản lý thuế được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH 13 ngày 20/11/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013. Đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong những năm qua đã có tác động tích cực thúc đẩy, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh đúng hướng, tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân ngày càng tốt hơn, xóa được đói, giảm được nghèo. Các DN NQD phát triển nhanh chóng, đa dạng và phong phú góp phần tạo nhiều sản phẩm hàng hóa dịch vụ phục vụ nhân dân, thu hút hàng vạn lao động có việc làm, ổn định thu nhập đóng góp một phần đáng kể cho NSNN. Tuy nhiên, bên cạnh quá trình phát triển thì việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN của các DN NQD chưa sát đúng với tình hình hoạt động của cơ sở theo pháp luật hiện hành, do đó dẫn đến sự mất công bằng trong động viên tiền thuế ở tất cả các thành phần kinh tế, hiện tượng thất thu thuế còn nhiều. Cho nên tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế của các DN NQD là điều cần thiết trong tiến trình cải cách thuế hiện nay.

Với 4 chương thể hiện đề tài nghiên cứu, luận văn “Tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng” đã đi sâu phân tích và giải quyết một số nội dung cơ bản sau:

1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về thuế và sự tồn tại phát triển tất yếu của DN NQD.

2. Phân tích thực trạng công tác quản lý thuế NQD trên địa bàn quận Dương Kinh trong những năm 2012 - 2013 - 2014. Những nguyên nhân tồn tại trong quản lý thuế, biện pháp khắc phục, từ đó rút ra những nguyên nhân chủ yếu tác động đến quản lý thu thuế NQD trên địa bàn quận Dương Kinh trong thời gian qua.

3. Luận văn đã phân tích những quan điểm mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và quan điểm về động viên đóng góp bình đẳng, công bằng về thuế bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế.

4. Trên cơ sở nguyên nhân của những thực trạng quản lý thu thuế NQD cả nước nói chung và quận Dương Kinh nói riêng, luận văn đã đề xuất 6 giải pháp nhằm tăng cường và hoàn thiện công tác quản lý thu thuế NQD trong giai đoạn hiện nay, hạn chế sự thất thu về thuế ở khu vực này.

5. Qua nghiên cứu thực tiễn công tác quản lý thu thuế và chính sách chế độ hiện hành, luận văn nêu ra 2 kiến nghị với mục đích tăng cường công tác quản lý thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong giai đoạn mới hiện nay và những vấn đề còn chưa hợp lý ở các sắc thuế cũng như những nhân tố tác động đến việc quản lý và nuôi dưỡng nguồn thu.

Mặc dù đã rất cố gắng trong việc nghiên cứu thu thập tài liệu, nhưng đây là lĩnh vực rộng lớn, có tính chất lịch sử nhất định; là vấn đề có tính thời sự, nhạy cảm tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, cùng với kiến thức, trình độ có phần còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được những chỉ bảo và góp ý của các Cô, các Thầy và bạn bè đồng nghiệp cũng như những người quan tâm đến tới lĩnh vực này để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa về đề tài nghiên cứu của luận văn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2011), Chiến lược cải cách thuế hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020; Kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020, Bộ Tài chính

2. Bộ Tài chính (2013) Thông tư số 141/2013/TT-BTC ngày 16/10/2013 Hướng dẫn thi hành NĐ số 92/2013/NĐ-CP ngày 13/8/2013 của CP quy định chi tiết thi hành 1 số điều có hiệu lực từ ngày 01/7/2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế TNDN và Luật sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Luật thuế GTGT.

3. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 219/TT-BTC ngày 31/12/2013 Hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT và NĐ số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013.

4. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 14/6/2014 Hướng dẫn thi hành NĐ số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013.

5. Chính phủ (2013), Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 Quy định chi tiết thi hành 1 số điều Luật thuế GTGT.

6. Chính phủ (2013), Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 Quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNDN.

7. Chính phủ (2013), Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 Quy định chi tiết thi hành 1 số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Luật Quản lý thuế.

8. Chính phủ (2013), Nghị định số 92/2013/NĐ-CP ngày 18/8/2013 Quy định chi tiết thi hành 1 số điều có hiệu lực từ ngày 01/7/2013 của Luật sửa đổi, bổ sung 1 số điều của luật thuế TNDN và Luật sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Luật thuế GTGT.

9. Chính phủ (2014), Nghị định 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, Thông tư số 219/2013/TT- BTC ngày 31/12/2013, Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011, Thông tư số 39/2014/TT- BTC ngày 31/3/2014 và Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của BTC để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế.

10. Cục Thuế thành phố Hải Phòng (2010), Cục Thuế Hải Phòng trên chặng đường đổi mới.

11. Nguyễn Thị Đoan (2014), Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, đôn đốc hồ sơ khai thuế góp phần hạn chế hồ sơ khai thuế chậm nộp và giảm nợ đọng phát sinh. Báo cáo sáng kiến cải tiến công tác quản lý thuế. 12. Phạm Viết Đấu (2011), Một số biện pháp cải tiến trong công tác nắm bắt

thông tin, xử lý doanh nghiệp thành lập để buôn bán hoá đơn bất hợp pháp nhằm chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước trên địa bàn quận Dương Kinh.

Báo cáo sáng kiến cải tiến công tác quản lý thuế.

13. Lý Xuân Giang (2014), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại bàn góp phần tăng thu ngân sách, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ năm 2014. Báo cáo sáng kiến cải tiến công tác quản lý thuế. 14. Nguyễn Ngọc Hùng (2014), Giáo trình Quản lý Thuế, Nxb Kinh tế thành

phố Hồ Chí Minh.

15. Trần Trung Kiên (2013), Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế, phối kết hợp với các đội thuế theo dõi, đôn đốc thu nộp thuế, hạn chế thấp nhất nợ mới phát sinh. Báo cáo sáng kiến cải tiến công tác quản lý thuế.

16. Mác - Ăngghen (1962), tập 1, Nxb Sự thật Hà Nội. 17. Mác - Ăngghen (1962), tập 2, Nxb Sự thật Hà Nội.

19. Quốc hội (2013), Luật số 21/2012/QH 13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH 11.

20. Bùi Văn Tám (2012), Một số biện pháp tăng cường công tác nắm bắt thông tin đối với các doanh nghiệp hoạt động xây dựng, nhằm quản lý tốt thuế xây dựng vãng lai trên địa bàn quận Dương Kinh. Báo cáo sáng kiến cải tiến công tác quản lý thuế.

21. Tạp chí Thuế nhà nước số 1+2; 3; 4; 6+7+8+9 (2015) - Tổng cục Thuế. 22. Tạp chí Thuế nhà nước số 1+2; 5+6+7+8; 10; 11; 12; 24; 26; 37; 39; 43;

47; 49; 52; (2014) - Tổng cục Thuế.

23. Tạp chí Thuế nhà nước số 11; 13; 15; 21; 22; 26; 28; 29 (2013) - Tổng cục Thuế.

24. Tổng cục thuế (2005), Quy trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp và cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế, Hà Nội.

25. Tổng cục thuế (2005), Tin thuế quốc tế năm 2004 và 2005, Hà Nội. 26. Thuế Quốc tế quyển 1, 2; 3; 4; 5; 6 (2013) - Tổng cục Thuế; Bộ Tài chính. 27. Thuế Quốc tế quyển 1, 2; 3; 4; 5; 6 (2014) - Tổng cục Thuế; Bộ Tài chính. 28. Thuế Quốc tế quyển 4, 6 (2012) - Tổng cục Thuế; Bộ Tài chính.

29. Hà Văn Trường (2012), Một số biện pháp tăng cường kỷ cương, kỷ luật. Đẩy mạnh cải cách hành chính chống sách nhiễu, phiền hà, thực hiện văn minh công sở tại Chi cục Thuế quận Dương Kinh. Báo cáo sáng kiến cải tiến công tác quản lý thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại quận dương kinh, thành phố hải phòng​ (Trang 103 - 111)