Nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu bền vững trên cơ sở hoàn thiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại quận dương kinh, thành phố hải phòng​ (Trang 82 - 86)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.3. Nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu bền vững trên cơ sở hoàn thiện

năng của từng sắc thuế và cả hệ thống thuế

Tại tất cả các nước trên thế giới đều xây dựng một hệ thống thuế với nhiều loại thuế khác nhau, qua đó động viên được nguồn thu đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Sử dụng nhiều loại thuế nguồn thu sẽ ổn định hơn vì trong trường hợp có khó khăn nào đó mà bị thất thu loại thuế này sẽ có loại thuế khác gánh đỡ. Mặt khác, thuế không chỉ nhằm đảm bảo nguồn thu cho NSNN mà còn có nhiều tác dụng về quản lý điều tiết kinh tế, thực hiện động viên công bằng hợp lý giữa các tầng lớp dân cư. Về lý luận cũng như thực tiễn, không một loại thuế nào có thể thỏa mãn được tất cả các mục tiêu nói trên. Vì vậy việc áp dụng một hệ thống thuế có nhiều loại thuế còn tạo môi trường tiếp nhận thuận lợi hơn trong các tầng lớp dân cư, vì gánh nặng thuế để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của NSNN không tập trung vào một số đối tượng hạn hẹp mà được dàn trải cho diện chịu thuế rộng lớn. Tuy nhiên, cũng không thể có hệ thống thuế với quá nhiều loại thuế phức tạp, sẽ gây khó khăn và tốn kém cho

bộ máy thu thuế.

Do đó mỗi sắc thuế chỉ nên đảm nhiệm một số chức năng chủ yếu, nhất định, bảo đảm cho sắc thuế được đơn giản, có hiệu quả cao. Chẳng hạn, thuế GTGT được áp dụng với đối tượng rộng rãi có thể tạo được nguồn thu ổn định, quan trọng cho NSNN và thực hiện việc kiểm kê kiểm soát thường xuyên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ; thuế TTĐB động viên thêm một số thu cho NSNN đối với những người tiêu dùng hàng xa xỉ, hàng có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, phong tục tập quán của nhân dân, hạn chế nhập khẩu hoặc sản xuất những mặt hàng không thật cần thiết cho đời sống nhân dân, cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước; thuế XNK với hàng rào thuế quan chặt chẽ và biểu thuế phù hợp sẽ tạo điều kiện hòa nhập với thị trường quốc tế, bảo vệ sản xuất nội địa và tạo được nguồn thu quan trọng cho NSNN; thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân, động viên sự đóng góp trực tiếp của các tổ chức, cá nhân có thu nhập cao. Giữa các sắc thuế có mối quan hệ mật thiết, không trùng lắp, không chồng chéo mà bổ sung cho nhau để đảm bảo các mục tiêu kinh tế - tài chính - xã hội của cả hệ thống thuế.

Ở nước ta Thuế và quản lý thu thuế không phải là điều mới mẻ, song thuế và quản lý thu thuế, nhất là đối với DN NQD nói chung, trên mỗi địa bàn nói riêng phù hợp với cơ chế thị trường định hướng XHCN ở nước ta lại là vấn đề còn nhiều mới mẻ trên nhiều góc độ. Do vậy, nhận thức và xác định đúng chức năng mỗi sắc thuế cũng như hệ thống thuế ở nước ta là yêu cầu cơ bản có tầm quan điểm trong quản lý thuế ở nước ta. Vấn đề cần được xác định rõ ràng, trong nền kinh tế ở nước ta hiện nay là: nền kinh tế phát triển do nhiều yếu tố khách quan, đặc biệt là các quy luật cung - cầu, quy luật giá trị. Thuế có vai trò quan trọng trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế nhưng ở mức độ góp phần, không phải là công cụ duy nhất. Do đó, trong việc xây dựng chính sách và trong quản lý thuế cần khắc phục quan điểm cường điệu của thuế và cần đề ra cho chức năng điều tiết ở mức độ vừa phải, thích hợp, từng bước bảo đảm tính trung lập

của thuế, để chính sách thuế và biện pháp quản lý không quá phức tạp gây nhiều khó khăn cho việc tổ chức thực hiện. Quan điểm cơ bản bao trùm là chính sách và biện pháp quản lý về thuế không can thiệp quá sâu vào mọi khía cạnh tích cực hay tiêu cực của từng cơ sở sản xuất kinh doanh và cần tạo được môi trường thông thoáng để cơ sở có thể chủ động, linh hoạt trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình tạo ra khối lượng hàng hóa, dịch vụ nhiều, chất lượng cao, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội và của sự nghiệp phát triển kinh tế, cơ sở có được thu nhập cao và nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật thuế. Mỗi sắc thuế và hệ thống thuế cần hướng vào mục tiêu nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu một cách bền vững.

4.2. Giải pháp tăng cường nâng cao công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

4.2.1.Đối với các doanh nghiệp

4.2.1.1. Về quản lý đối tượng sản xuất kinh doanh

Cần phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, xác định số lượng doanh nghiệp thực tế không hoạt động, số lượng có hoạt động, quy mô, ngành nghề kinh doanh và số thuế tồn đọng, thực trạng năng lực quản lý của doanh nghiệp để làm cơ sở cho việc đề ra các biện pháp quản lý phù hợp. Cụ thể: đối chiếu số doanh nghiệp đã được cấp đăng ký kinh doanh với số doanh nghiệp được cấp mã số thuế, số doanh nghiệp kê khai nộp thuế trên cơ sở đó thống kê những doanh nghiệp đã được cấp đăng ký kinh doanh nhưng không đăng ký thuế, không xin cấp mã số thuế, số doanh nghiệp đã có mã số thuế nhưng trong một thời gian dài không hoạt động, không kê khai nộp thuế, từ đó phối hợp với các ngành ở địa phương và cơ quan thuế tỉnh, huyện, thị xã tổ chức kiểm tra phát hiện những doanh nghiệp có kinh doanh nhưng không xin cấp mã số, không kê khai nộp thuế.

Tiến hành xử phạt vi phạm hành chính và ấn định thuế GTGT, TNDN để thu ở những tháng không kê khai.

Đối với những doanh nghiệp qua kiểm tra không tồn tại hoặc đã ngừng hoạt động thì đề nghị Sở Kế hoạch Đầu tư thông báo công khai và thực hiện thu hồi đăng ký kinh doanh. Đối với những doanh nghiệp di chuyển địa điểm nhưng không khai báo phải phạt vi phạm hành chính và ấn định thuế đối với những tháng không kê khai, yêu cầu doanh nghiệp nộp ngay tiền thuế vào ngân sách.

4.2.1.2. Về quản lý doanh thu, kê khai nộp thuế

Công tác kiểm tra cần tuân thủ theo quy định của pháp luật. Những vấn đề còn vướng mắc, chưa rõ cần phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận chuyên môn, sự chỉ đạo của lãnh đạo Chi cục Thuế.

Thường xuyên rà soát thông tin Người nộp thuế trên hệ thống đăng ký thuế, đối chiếu với từng đơn vị về thông tin và tình trạng hoạt động, chi nhánh, cửa hàng cửa hiệu, đơn vị trực thuộc, liên doanh liên kết so với báo cáo của đơn vị và nguồn thông tin khác.

Cần đối chiếu số liệu trên hồ sơ khai thuế của đơn vị với dữ liệu theo dõi trên hệ thống quản lý thuế do ngành thuế quản lý, đôn đốc ngay các doanh nghiệp có số thuế GTGT, TNDN, TNCN phải nộp trong kỳ vào ngân sách nhà nước đúng hạn.

Đổi mới phương pháp kiểm tra đối tượng nộp thuế. Cần thay đổi phương pháp kiểm tra dàn trải để phân tích đánh giá rủi ro kiểm tra theo chuyên đề chuyên sâu (phân nhóm mỗi Đoàn kiểm tra chuyên về một lĩnh vực ngành nghề trọng điểm như: vận tải, xây dựng, thương mại, dịch vụ...) bởi mỗi một ngành nghề có một đặc thù kinh tế khác nhau, khi kiểm tra theo chuyên đề chuyên sâu thì người kiểm tra sẽ so sánh đánh giá được mức độ tuân thủ pháp luật thuế của từng người nộp thuế và dễ dàng có được cách nhìn tổng quát để đưa ra nhận định hành vi lách luật, trốn thuế của từng người nộp thuế từ đó tránh thất thu về thuế.

Nên kết hợp kiểm tra kê khai nộp thuế, kiểm tra quyết toán thuế với kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ phát hiện và xử lý các doanh

nghiệp vi phạm chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ, những doanh nghiệp khai khống giá mua hàng, bán hàng không lập hóa đơn hoặc lập hóa đơn nhưng ghi giá thấp hơn giá thực tế thanh toán nhằm mục đích trốn lậu thuế. Nếu kiểm tra phát hiện được các vi phạm phải kiên quyết áp dụng biện pháp ấn định giá để tính thuế. Tất nhiên biện pháp này không thể thực hiện tùy tiện, không được sử dụng như một mục đích để tăng thu.

Qua kiểm tra quyết toán thuế và kiểm tra kê khai nộp thuế, nếu qua thực tiễn công tác thấy doanh nghiệp có dấu hiệu kê khai không trung thực hoặc có nghi vấn trốn lậu thuế thì báo cáo lãnh đạo Chi cục Thuế tiến hành kiểm tra thực tế hoặc xác minh hóa đơn, nếu phát hiện vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm mà xử phạt vi phạm hành chính, truy thu thuế hoặc ấn định mức thuế phải nộp cao hơn mức kê khai sát đúng với thực tế kinh doanh của cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại quận dương kinh, thành phố hải phòng​ (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)