Nâng cao chất lượng đối với công tác quản lý thuế NQD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại quận dương kinh, thành phố hải phòng​ (Trang 98 - 101)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.6. Nâng cao chất lượng đối với công tác quản lý thuế NQD

* Đối với hoạt động xây dựng cơ bản

Trong quá trình kiểm tra cần chú ý đến các DN tỉnh ngoài có phát sinh hoạt động XDCB trên địa bàn Quận, từ đó kiểm tra phát hiện các doanh nghiệp chưa đăng ký nộp thuế vãng lai với Chi cục Thuế.

Kiểm tra việc không xuất hóa đơn với những công trình xây dựng đã nghiệm thu bàn giao giai đoạn, đã quyết toán nhưng còn chờ thẩm định của cơ quan Nhà nước với lý do nguồn vốn thanh toán của các chủ công trình rất chậm, nhất là các công trình thuộc nguồn vốn Ngân sách nhà nước mặc dù công trình đã quyết toán hoặc nghiệm thu giai đoạn, nên các doanh nghiệp không có nguồn để chi phí nộp thuế, do đó các doanh nghiệp tìm mọi cách để dấu doanh thu đã hoàn thành.

Đối với các công trình được ký kết trên cơ sở đấu thầu, giá xây dựng phải được xác định trên cơ sở bên giao thầu thanh toán theo tiến độ hợp đồng. Số tiền ứng theo hợp đồng phải được coi là doanh thu của bên xây dựng và phải được kê khai, tính thuế và nộp thuế kịp thời, không nhất thiết phải có đầy đủ khối lượng hạng mục công trình hoàn thành bàn giao từng phần hay phiếu giá công trình có xác nhận của hai bên. Khi có biên bản bàn giao khối lượng hay ứng vốn công trình, bên nhận thầu bắt buộc phải xuất hóa đơn GTGT cho bên giao thầu. Các cơ quan có thẩm quyền khi duyệt hồ sơ khối lượng đều phải coi hóa đơn GTGT là một chứng từ bắt buộc không thể thiếu được, có như vậy mới giúp cho cơ quan thuế quản lý chặt chẽ được doanh thu đối với doanh nghiệp xây lắp.

* Đối với hoạt động kinh doanh thương mại ô tô, xe máy

Tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại trong tình hình mới, đặc biệt là tình trạng các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thương mại ô tô, xe máy bán hàng ghi giá bán thấp hơn giá người mua thực tế thanh toán

đang diễn ra rất phổ biến, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc hạch toán kế toán, làm thất thu tiền thuế của NSNN, gây bất bình trong dư luận xã hội. Vì vậy để hạn chế tình trạng này, nên kiểm tra việc phản ánh doanh thu trên hóa đơn giao cho người tiêu dùng thấp hơn giá giao dịch thông thường trên thị trường, đối chiếu giá bán của các doanh nghiệp này với các doanh nghiệp có cùng quy mô ngành nghề trên địa bàn... Nếu các doanh nghiệp kê khai thấp giá, cơ quan thuế có quyền điều tra giá cả thị trường và ấn định doanh thu.

* Đối với hoạt động thu thuế nợ đọng

Cần thực hiện phối hợp chặt chẽ các bộ phận quản lý chức năng trong cơ quan thuế và các cơ quan liên quan trong quản lý nợ thuế, đó là:

Hàng tháng, trước khi khoá sổ kế toán tiến hành rà soát số liệu trên Sổ theo dõi tình hình nợ thuế trên ứng dụng QLT, phân tích nợ và đối chiếu số liệu với tờ khai, giấy nộp tiền,… xác định nguyên nhân chênh lệch, tiến hành điều chỉnh kịp thời, làm cơ sở ban hành thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp; hoặc thực hiện các biện pháp cưỡng chế đảm bảo chính xác, kịp thời để giảm nợ đọng thuế

Cần thực hiện quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đảm bảo theo Quy trình, quy định và phải có biện pháp cụ thể cho từng đối tượng cho phù hợp; theo dõi giám sát quá trình thực hiện để có sự chỉ đạo kịp thời, thống nhất, tăng cường hiệu quả công tác thu nợ tiền thuế.

Nên tập trung rà soát, phân loại nợ thuế và đối tượng nộp thuế để áp dụng các biện pháp quản lý, thu hồi nợ thuế phù hợp như:

Đối với các khoản nợ có khả năng thu: Thì phân loại đối tượng nợ để áp dụng các biện pháp thu nợ thích hợp; đôn đốc kịp thời các khoản nợ mới phát sinh, như thông báo nhắc nhở, thông báo tiền thuế, tiền phạt nộp chậm. Trường hợp doanh nghiệp nợ thuế, nhưng thật sự khó khăn do nguyên nhân khách quan thì có thể nộp nợ theo phân kỳ, người nợ thuế phải cam kết trên nguyên tắc rút ngắn nợ cũ và không phát sinh nợ thuế mới.

Đối với các doanh nghiệp còn nợ thuế nhưng có biểu hiện chây ỳ, kéo dài trong nhiều kỳ, năm: Thì kiên quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Những doanh nghiệp đã cưỡng chế trích tài khoản ngân hàng nhưng chưa thu đủ tiền nợ hoặc không thu được thì tiến hành áp dụng biện pháp cưỡng chế Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng và các biện pháp cưỡng chế tiếp theo, nhằm tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật, bắt buột doanh nghiệp phải khắc phục thanh toán số tiền thuế nợ. Việc làm này còn có tác động đến những doanh nghiệp nợ thuế khác chấp hành tốt hơn nghĩa vụ nộp thuế.

Đối với các doanh nghiệp có rủi ro cao, mất khả năng thanh toán, có dấu hiệu bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh: Thì phải kịp thời phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan để có thông tin chính xác, áp dụng các biện pháp thu nợ phù hợp, nhằm ngăn chặn những hậu quả có thể xảy ra. Đồng thời thực hiện tốt việc xóa nợ, gia hạn nợ,…bảo đảm quyền lợi cho người nộp thuế và không gây phiền hà.

Đối với các khoản nợ liên quan đến đất đai (nhất là nợ Tiền sử dụng đất): Thì phải rà soát phân loại, cơ quan thuế phối hợp với các ngành, UBND các cấp liên quan để xác định các vướng mắc và có giải pháp tháo gỡ, xử lý phù hợp, không để nợ thuế kéo dài.

4.3.Một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý thuế của các DN NQD

Theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 là: “Xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại quận dương kinh, thành phố hải phòng​ (Trang 98 - 101)