Kinh nghiệm quản lý thuế DNNQD ở một số quận, huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại quận dương kinh, thành phố hải phòng​ (Trang 37 - 40)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm quản lý thuế DNNQD ở một số quận, huyện

Tại thành phố Hải Phòng các doanh nghiệp NQD tập trung nhiều ở các quận nội thành như quận Ngô Quyền: 2.090 DN,quận Hồng Bàng: 1.390 DN, quận Lê Chân: 1.760 DN. Một số nơi có điều kiện thuận lợi phát triển nên số lượng DNNQD phát triển nhanh như quận Hải An có 900 DN, huyện Thủy Nguyêncó 720 DN (Số liệu tháng 10 năm 2014).

Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý thuế DN NQD tại quận Hồng Bàng là: quản lý, kiểm soát kê khai thuế được thực hiện chặt chẽ, xử lý nghiêm đối với các trường hợp chậm nộp hồ sơ khai thuế. Chi cục chỉ đạo các đội chức năng tăng cường các biện pháp kiểm tra thuế tại bàn; kiểm tra hồ sơ khai thuế. Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Cục Thuế, Quận ủy, UBND quận, đề xuất các biện pháp triển khai tổ chức và quản lý nguồn thu trên địa bàn, phối kết hợp chặt chẽ với các ban, ngành chức năng. Tập trung sự điều hành lãnh đạo, chỉ đạo, nêu cao vai trò, trách nhiệm của từng cá nhân trong từng cương vị công tác.

Kinh nghiệm của Chi cục Thuế huyện Thủy Nguyên: Tham mưu với Huyện ủy, UBDN huyện đề ra các chủ trương, kế hoạch, biện pháp chỉ đạo các xã, thị trấn và các ngành cùng cơ quan thuế tham gia quản lý thuế và thu ngân sách. Định kỳ đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, những khâu yếu trong trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, điều chỉnh nhiệm vụ, chỉ tiêu và công tác quản lý cho phù hợp. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quản lý thuế đối với DN NQD; chỉ đạo các đội chức năng rà soát, đối chiếu nợ thuế, xác định đúng số thuế còn nợ. Tìm hiểu nguyên nhân nợ để có biện pháp thu hồi nợ hiệu quả. Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát nguồn thu trên địa bàn nhằm phát hiện nguồn thu, đảm bảo tính cân đối, chắc chắn trong thực hiện chỉ tiêu dự toán thu ngân sách của Chi cục.

Hoặc như đối với Chi cục Thuế quận Hải An, là Chi cục được thành lập từ năm 2003, nhưng có số lượng các DN NQD phát triển khá nhanh, đã có một

số kinh nghiệm như: thực hiện quản lý doanh nghiệp NQD đảm bảo đúng quy trình quy định, tăng cường các biện pháp kiểm tra sổ sách kế toán, kiểm tra quyết toán thuế các doanh nghiệp. Sắp xếp, bố trí hợp lý những cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn trong công tác kiểm tra. Công tác lập dự toán thu phải trên cơ sở nguồn thu khả năng và phù hợp với thời điểm...

Qua tham khảo và phân tích kinh nghiệm quản lý thuế tại các Chi cục có nhiều DN nói trên, cũng như nghiên cứu và theo dõi tại một số Chi cục Thuế huyện có số DN NQD ít như Chi cục Thuế huyện An Lão: 156 DN, Chi cục Thuế huyện Kiến Thụy: 117 DN (Số liệu tháng 10 năm 2014) tại Hải Phòng, có thể rút ra bài học thành công như sau:

Một là, đối với việc thực hiện dự toán thu ngân sách thì công tác tổng hợp, đánh giá, phân tích và dự báo tình hình thu rất quan trọng, đặc biệt là đối với những địa bàn có các điều kiện thuận lợi về địa lý, về cơ sở hạ tầng để phát triển. Vì vậy cần phải được quan tâm đầu tư đúng mức.

Hai là, công tác chỉ đạo, điều hành phải trọng tâm, trọng điểm, tích cực tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương; thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành trong chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ thu NSNN.

Ba là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao

Bên cạnh những bài học thành công, còn không ít bài học chưa thành công, đó là:

Thứ nhất, trong thực tế, công tác tổng hợp, đánh giá, phân tích và dự báo tình hình thu rất quan trọng, song chưa được sự quan tâm đầu tư, chưa có quy trình thực hiện, công nghệ thông tin chưa hỗ trợ nhiều cho công tác điều hành chỉ đạo thu.

Thứ hai, chế độ báo cáo cho cấp trên ngày càng tăng, mặc dù cơ quan thuế có hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu lớn nhưng thực tế các báo cáo mang tính

đột xuất vẫn còn phải lập thủ công, mang tính ước lượng nên chất lượng báo cáo chưa cao và nhân lực phải tập trung phục vụ cho báo cáo quá nhiều.

Thứ ba, nghiệp vụ, chính sách thuế thay đổi thường xuyên trong khi các hệ thống ứng dụng phải có thời gian để cập nhật những nội dung thay đổi làm ảnh hưởng đến tính kịp thời trong quá trình quản lý, khai thác dữ liệu.

Thứ tư, sự phối kết hợp giữa các đơn vị trong các ngành trên một số lĩnh vực công tác còn hạn chế, còn có sự đùn đẩy né trách đẫn đến hiệu quả công tác chưa cao.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận văn đã tập trung giải đáp những câu hỏi sau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại quận dương kinh, thành phố hải phòng​ (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)