Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý và nâng cao chất lượng nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại quận dương kinh, thành phố hải phòng​ (Trang 101 - 103)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý và nâng cao chất lượng nguồn

yêu cầu thực thi nhiệm vụ của cơ quan thuế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại theo nguyên tắc tập trung thống nhất, đẩy mạnh phân cấp cán bộ, xây dựng đội ngũ công chức thuế chuyên nghiệp chuyên sâu, trung thực, trong sạch; tăng cường kiểm tra, giám sát thực thi công vụ của cán bộ, công chức thuế…”

Để thực hiện được mục tiêu trên và nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý thu thuế của các DN NQD, tác giả xin đưa ra một số giải pháp sau:

4.3.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lực

4.3.1.1. Nâng cao trình độ, chuyên môn cơ quan thuế

Thứ nhất,là nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBCC

Cần thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ hiểu biết cho CBCC. Kết hợp giữa kế hoạch đào tạo theo yêu cầu bắt buộc của cơ quan với kế hoạch học tập theo hình thức tự học của cán bộ thuế để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu công việc. Đào tạo toàn diện cả về chính trị, pháp luật, quản lý hành chính nhà nước, yêu cầu nghiệp vụ theo vị trí công việc, ngoại ngữ, tin học và kỹ năng quản lý, đạo đức cho cán bộ công chức thuế.

Giáo dục cho cán bộ, công chức thuế có tinh thần trách nhiệm trong học tập và rèn để tạo thành nếp sống và nhu cầu không thể thiếu được “Học để biết, học để làm việc, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Vì học tập là nghĩa vụ suốt đời của CBCC thuế và ai cũng phải chăm lo học tập, nếu không sẽ không đáp ứng được yêu cầu của cách mạng, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước.

Thứ hai, là nâng cao tinh thần làm chủ của cán bộ, công chức thuế

Đây là nhân tố cấu thành nên công sở Thuế, là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của tổ chức, vì cán bộ là cái gốc của mọi công việc.

Xét ở góc độ quản lý, cán bộ, công chức Thuế vừa là chủ thể quản lý, vừa là khách thể quản lý. Là chủ thể quản lý CBCC thuế phải biết công việc được giao, đối tượng quản lý để tác động, thực thi pháp luật. Là khách thể quản lý, CBCC thuế là đối tượng quản lý của tổ chức cơ quan thuế do người đứng đầu cơ quan quản lý. Mỗi cán bộ, công chức thuế phải coi mình thực sự là chủ của cơ quan là người đại diện cho cơ quan (Đại diện cho Nhà nước) để xử lý, giải quyết các mối quan hệ với nhân dân, đồng thời phải chịu sự quản lý của cơ quan, vì vậy CBCC thuế phải có nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng công sở thuế có văn hóa thông qua việc nâng cao tinh thần làm chủ của bản thân.

Khi thi hành công vụ, cán bộ thuế thường xuyên phải giải quyết các mối quan hệ giữa cán bộ với nhà nước (theo văn bản pháp luật) với nhân dân - người nộp thuế với CBCC trong các cơ quan nhà nước. Giải quyết đúng và giải quyết tốt các mối quan hệ trên là vấn đề rất phức tạp, đòi hỏi cán bộ phải có năng lực, trí tuệ. Điều đó đòi hỏi cán bộ thuế phải học tập rèn luyện và phát huy yếu tố ý thức vượt trội trong con người để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Như đã nói ở trên, công tác thuếlà công tác mang tính kinh tế - chính trị - xã hội tổng hợp, vì vậy đòi hỏi cán bộ, công chức thuế một mặt phải là người am hiểu sâu về các chính sách tài chính, kế toán, các Luật thuế, đồng thời phải là người am hiểu các chính sách xã hội. Mặt khác, cũng cần phải có khả năng tuyên truyền, vận động quần chúng, bên cạnh đó phải là người có bản lĩnh kiên định vững vàng. Do đó, để có đội ngũ cán bộ, công chức thuế tốt, đủ tư cách đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác thuế không gây lãng phí cho xã hội, ngành thuế cần phải có một cơ sở đào tạo riêng, không phải chỉ đào tạo mới mà còn đào tạo lại, bồi dưỡng, tập huấn, phổ biến kinh nghiệm, một trung

tâm chuyên ngành có chất lượng cao phù hợp với yêu cầu thực tiễn của công tác thuế.

Muốn có được đội ngũ công chức đủ đảm đương công tác thuế thì công tác tổ chức cán bộ hàng năm trên cơ sở cân đối tổng thể cả nước sẽ có chỉ tiêu tuyển dụng để đào tạo thay thế. Vì yêu cầu của mỗi công chức thuế ngày càng cao đòi hỏi phải nắm vững nhiều kiến thức và có năng lực, có sức khỏe. Nội dung đào tạo nhất thiết phải có các giảng viên là cán bộ thuế có trình độ và kinh nghiệm truyền đạt và phải có nhiều kiến thức thực hành,... khi ra trường nếu đủ yêu cầu sẽ được tuyển dụng chính thức vào các vị trí đã được cân đối từ trước. Việc đào tạo có địa chỉ sẽ tạo nên khí thế tự học tập, tự rèn luyện cho mỗi học sinh, sinh viên mà từ đây chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức sẽ được nâng cao.

4.3.1.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan Thuế

Đây là giải pháp quan trọng, ngành Thuế cần kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan thuế các cấp hiệu lực, hiệu quả để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý thuế hiện đại theo nguyên tắc tập trung thống nhất và phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chuyên sâu.

Tiếp tục điều chuyển dần cơ cấu nguồn nhân lựccho phù hợp với nhiệm vụ, công tác thuế cơ bản cũng như các kiến thức, kỹ năng chuyên sâu, bổ trợ cho công tác quản lý thuế theo từng chức năng. Ban hành các tiêu chuẩn công chức thuế gắn với bản mô tả công việc của từng vị trí nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức thuế có đủ sức hoàn thành nhiệm vụ trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại quận dương kinh, thành phố hải phòng​ (Trang 101 - 103)