5. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho hoạt động quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh thành phố Bắc Giang
Trong những năm gần đây, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam luôn có nợ xấu cao nhất so với các NHTM lớn tại Việt Nam (Vietinbank, Vietcombank, BIDV). Từ nghiên cứu công tác quản lý nợ xấu của các NHTM khác tại Việt Nam và thực tiễn công tác quản lý nợ xấu của một số chi nhánh khác trong cùng hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, tác giả đề
xuất một số bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh thành phố Bắc Giang như sau:
- Thứ nhất: Phải xây dựng được bộ tiêu chí tương đối cụ thể giúp cán bộ tín dụng dễ dàng tham chiếu để nhận diện và đo lường các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tiếp nhận hồ sơ đề nghị của khách hàng, cho vay, quá trình quản lý khoản vay trước, trong và sau khi cho vay. Từ đó họ có thể đề xuất được những phương án cụ thể để từ chối cho vay khi đề xuất của khách hàng chứa đựng những yếu tố rủi ro khi đầu tư hoặc khi một khoản vay đã phát sinh nợ xấu thì cán bộ có thể đề xuất được các biện pháp xử lý phù hợp.
- Thứ hai: công tác phòng ngừa phát sinh nợ xấu: Để hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đạt hiệu quả, chất lượng tín dụng tốt thì việc ngăn ngừa nợ xấu phát sinh là nhiệm vụ đầu tiên và mang tính chất quyết định đối với việc quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Để làm được điều đó cần xây dựng cơ chế quản lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, cơ chế miễn, giảm lãi; thực hiện điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và gia hạn nợ phù hợp với điều kiện từng khách hàng; xây dựng và ngày càng hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá được những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cho vay, thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng đã được ban hành, từ đó ngân hàng có sự chủ động trong việc phòng ngừa và hạn chế những rủi ro trong quá trình hoạt động.
- Thứ ba: Công tác xử lý, thu hồi nợ xấu: Đối với nợ xấu đã phát sinh cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: đôn đốc, thành lập tổ chỉ đạo xử lý thu hồi nợ xấu, làm việc và cùng tháo gỡ khó khăn với khách hàng, động viên khách hàng tự xử lý tài sản bảo đảm để trả nợ ngân hàng; đối với những khách hàng chây ỳ không hợp tác thì kiên quyết khởi kiện, đề nghị cơ quan thi hành án kê biên phát mại tài sản theo quy định của pháp luật.
- Thứ tư: Nâng cao năng lực tài chính, tăng vốn chủ sở hữu: Thực tiễn chỉ ra rằng các NHTM có tiềm lực tài chính đủ mạnh rất dễ ràng trong việc xử lý nợ xấu thông qua việc trích lập quỹ dự phòng RRTD đầy đủ và sử dụng quỹ dự phòng RRTD để xử lý nợ xấu.
- Thứ năm: Xử lý nợ xấu thông qua các trung tâm quản lý và khai thác tài
của mình một cách nhanh chóng (với điều kiện khoản nợ có tài sản bảo đảm) thông qua các trung tâm quản lý và khai thác tài sản. Vấn đề là phải xây dựng cơ chế hợp lý, đảm bảo nguyên tắc: (1) Hỗ trợ các NHTM thu hồi được vốn đã đầu tư vào nợ xấu nhanh chóng nhưng không gây ra tổn thất quá lớn cho các NHTM; (2) việc thu hồi nợ xấu không làm trầm trọng thêm tình hình thị trường bất động sản; (3) giảm thiểu tối đa thiệt hại của các nhà đầu tư; (4) giảm thiểu tối đa chi phí của Chính phủ; (5) tách biệt hoạt động xử lý nợ xấu và hoạt động kinh doanh của NHTM.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU