5. Kết cấu của luận văn
4.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Việt Nam
- Trong chiến lược kinh doanh, cần nghiên cứu, phân tích và xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng phù hợp với mức tăng trưởng chung của nền kinh tế; xây dựng hạn mức tín dụng theo ngành, thành phần kinh tế phù hợp với xu hướng phát triển của ngành, thành phần kinh tế đó.
- Ban hành đồng bộ (sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới) hệ thống các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ như quy trình thẩm định cho vay doanh nghiệp; quy trình thẩm định cho vay hộ gia đình, cá nhân; quy trình xử lý TSBĐ... đặc biệt là các văn bản hướng dẫn xử lý nợ như cơ cấu nợ; miễn, giảm lãi tiền vay; mua lại tài sản hình thành từ vốn vay; chi phí môi giới thu hồi nợ…
- Hoàn thiện mô hình tổ chức tại chi nhánh loại I theo hướng: Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp Trụ sở chính, nhằm nâng
cao tính độc lập trong công việc của đội ngũ kiểm tra viên; thành lập phòng quản lý rủi ro để triển khai thực hiện tốt chiến lược và chính sách quản trị rủi ro tại chi nhánh; thành lập bộ phận xử lý nợ độc lập với bộ phận cho vay, đảm bảo tính chuyên môn hóa đồng thời nâng cao hiệu quả công tác xử lý nợ xấu.
- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ tín dụng, thẩm định dự án, phân tích và xử lý thông tin và pháp luật để nâng cao trình độ cán bộ tín dụng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, rủi ro pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng xảy ra ngày càng phổ biến, đòi hỏi cán bộ tín dụng, cán bộ kiểm soát và lãnh đạo phê duyệt cấp tín dụng tại các chi nhánh cần nâng cao kiến thức pháp luật để hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra nhằm bảo vệ cho ngân hàng cũng như chính những người trực tiếp thẩm định, quyết định cấp tín dụng.
- Hoàn thiện hệ thống chấm điểm XHTDNB theo hướng có sự kiểm soát và ràng buộc lẫn nhau giữa các chỉ tiêu trong bộ tiêu chí chấm điểm, hạn chế tình trạng chấm điểm xếp hạng khách hàng theo ý chí chủ quan của CBTD.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của AMC thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, tạo điều kiện bổ sung vốn điều lệ cho công ty, khuyến khích phát triển nghiệp vụ mua bán nợ không chỉ của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam mà còn của các TCTD khác. Xây dựng cơ chế khuyến khích đối với cán bộ nhân viên AMC trong việc xử lý, thu hồi nợ xấu như chế độ tiền lương, khen thưởng, ưu tiên trong công tác đào tạo, tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài nước, tạo cơ hội nâng cao nghiệp vụ.
KẾT LUẬN
Quản lý nợ xấu trong hoạt động ngân hàng là một nhiệm vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm làm tăng tính thanh khoản, giảm chi phí hoạt động, tăng thu nhập, nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng trong điều kiện ngành ngân hàng nói riêng và cả nền kinh tế Việt Nam nói chung hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu chưa có điểm dừng, thì công tác quản lý nợ xấu lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, trở thành vấn đề cấp thiết, xuyên suốt trong mục tiêu hoạt động quản lý ngân hàng nói chung và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh thành phố Bắc Giang nói riêng.
Thông qua nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn cũng như khảo sát đánh giá công tác quản lý nợ xấu của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh thành phố Bắc Giang; luận văn đã có những đóng góp cơ bản sau:
Thứ nhất, nêu lên một cách có hệ thống một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nợ xấu, quản lý nợ xấu, trích dự phòng rủi ro của ngân hàng thương mại; các nguyên nhân cơ bản gây ra nợ xấu và những giải pháp cơ bản quản lý nợ xấu từ một số ngân hàng thương mại và một số chi nhánh trong hệ thống ngân hàng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm có thể vận dụng trong việc đề ra các giải pháp quản lý nợ xấu của các ngân hàng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh thành phố Bắc Giang.
Thứ hai, với các phương pháp nghiên cứu khác nhau như phân tích thống kê, so sánh, điều tra xã hội học… luận văn nêu lên những thực tại về tình hình quản lý nợ xấu cũng như đã chỉ ra những nguyên nhân, những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quả lý nợ xấu của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh thành phố Bắc Giang.
Thứ ba, đưa ra hệ thống các giải pháp và kiến nghị góp phần xử lý nợ xấu của các Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh thành phố Bắc Giang theo những định hướng và nguyên tắc nhất định.
Mặc dù có rất nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Bởi vậy, tác giả rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn quan tâm đến đề tài này để luận văn được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước
1. Lê Thị Huyền Diệu (2010), Luận cứ khoa học về xác định mô hình Quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 2. Lê Hồng Điệp (2013), Nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng
thương mại cổ phần quốc tế Thái Nguyên, Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên.
3. Tô Ngọc Hưng (2012), Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia và những bài học cho Việt Nam, đăng ngày 13/11/2012, website vietstock.vn. 4. Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào (2011), Tài chính doanh nghiệp, NXB đại học
kinh tế quốc dân, Hà Nội.
5. Tuấn Lân, “Đề xuất 10 giải pháp xử lý nợ xấu”, trang Ebank, chuyên trang Tài chính ngân hàng của báo VnExpress.
6. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, ban hành quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
7. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN-ngày 25/4/2007, về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2009), Nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu.
9. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2012), Quyết định số 780/QĐ- NHNN ngày 23/04/2012 Quy định về phân loại nợ đối với các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ.
10. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Công văn số 2506/NHNN-CSTT ngày 24/4/2012, về việc giải pháp về hoạt động tín dụng.
11. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Quyết định số 66/QĐ-HĐTV-KHDN (2014), Quyết định ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
12. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh thành phố Bắc Giang, báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2011-2014.
13. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, sổ tay tín dụng 2012.
14. Nguyễn Thị Hoài Phương (2011), "Áp dụng những nguyên tắc của Basel trong quản lý nợ xấu Ngân hàng thương mại Việt Nam", Tạp chí Ngân hàng, số 10, trang 10-12.
15. Nguyễn Thị Hoài Phương (2012), Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
16. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Nguyễn Đào Tố (2008), “Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng từ những ứng dụng nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu”, Tạp chí Ngân hàng, (5), tr.17-22. 18. Hà Thị Thúy Vân (2007), “Quản lý nợ’ xấu trong hoạt động kinh doanh ngân
hàng: Giải pháp nào giảm thiểu rủi ro”, Báo Tài chính Doanh nghiệp, số 4, trang 18 - 19.
Tài liệu nước ngoài
19. Basel Committee on Banking Supervision (2005), International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards (A Revised Framework).