5. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Thực trạng, diễn biến nợ xấu nội bảng tại Ngân hàng nông nghiệp và
Việt Nam - chi nhánh thành phố Bắc Giang
3.2.1. Thực trạng, diễn biến nợ xấu nội bảng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- chi nhánh thành phố Bắc Giang phát triển nông thôn Việt Nam- chi nhánh thành phố Bắc Giang
Để nắm bắt thực trạng và diễn biến nợ xấu giai đoạn 2011- đến hết 6 tháng đầu năm 2015, trước hết cần nghiên cứu nợ xấu dưới góc độ các khoản nợ đang được hạch toán nội bảng cân đối kế toán của chi nhánh. Diễn biến nợ xấu giai đoạn này được thể hiện qua biểu đồ sau:
0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 2011 2012 2013 2014 6T_2015
Biểu đồ 3.3: Diễn biến nợ xấu tại chi nhánh
Nguồn: Agribank - chi nhánh thành phố Bắc Giang
Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2014 nợ xấu có tỷ lệ rất cao 6,1%/tổng dư nợ (trong đó có thời điểm nợ xấu xấp xỉ 10%/tổng dư nợ) do dư nợ của một số khách hàng lớn bị chuyển sang nợ xấu. Mặc dù chi nhánh đã có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, tích cực quản lý, thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro nhưng tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh giảm chậm, đến 30/06/2015 tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh vẫn là 5,6%/tổng dư nợ. Trong khi số dư nợ xấu tuyệt đối vẫn tiếp tục tăng lên so với 31/12/2014 do các khoản nợ được cơ cấu theo thông tư 02/2013/TT-NHNN đã đến hạn trả nợ nhưng khách hàng không khôi phục được sản xuất kinh doanh để trả nợ ngân hàng trong thời hạn cơ cấu.
Năm Triệu đồng
Bảng 3.4: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu
Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 6 tháng
năm 2015
Tổng dư nợ nội bảng 503,976 548,518 597,903 508,187 583,543
Nhóm 2 66,089 52,976 29,701 15,677 9,888 Nợ xấu 15,880 18,510 20,858 31,093 32,838
Tỷ lệ nợ xấu 3.2% 3.4% 3.5% 6.1% 5.6%
Nguồn: Agribank - chi nhánh thành phố Bắc Giang
Dựa trên số liệu bảng 3.4 ta có thể nhận thấy là chất lượng cho vay của chi nhánh đã có dấu hiệu đi xuống từ năm 2011, điều đó được thể hiện ở việc dư nợ quá hạn (nợ nhóm 2- nợ tiềm ẩn rủi ro) ở mức rất cao trong các năm 2011 là 66.089 triệu đồng chiếm 13,1%/tổng dư nợ; năm 2012 là 52.976 triệu đồng chiếm 9,7%/ tổng dư nợ. Việc không xử lý, ngăn ngừa được những khoản nợ tiềm ẩn này chính là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nợ xấu trong những năm tiếp theo mà đỉnh điểm là thời điểm 31/08/2014 số dư nợ xấu là 48.725 triệu đồng chiếm tỷ lệ 9,3%/tổng dư nợ. Thực trạng nợ quá hạn và nợ xấu nội bảng chỉ ra cho chúng ta thấy được rằng nhận biết, đo lường và ngăn chặn nợ xấu có vai trò rất quan trọng trong quản lý rủi ro tín dụng. Bởi vì, một khoản nợ khi đã bị chuyển sang nợ xấu thì việc xử lý thu hồi gặp rất nhiều khó khăn và tổn thất đối với ngân hàng là điều khó tránh khỏi khi khoản nợ xấu không có khả năng thu hồi hoặc thu hồi không đầy đủ.