Cơ cấu nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố bắc giang​ (Trang 58 - 61)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Cơ cấu nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam-

Việt Nam - chi nhánh thành phố Bắc Giang

Trong giai đoạn nghiên cứu, mặc dù chúng ta đã thấy được tổng thể nợ xấu phát sinh đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh tại đơn vị. Tuy nhiên, chúng ta cần xem xét thực trạng cơ cấu nợ xấu để có được cái nhìn cụ thể hơn, chi tiết hơn về tình hình nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh thành phố Bắc Giang theo các cách phân loại như sau:

Bảng 3.5: Tình hình nợ xấu theo nhóm nợ

Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

6 tháng năm 2015 Tổng dư nợ nội bảng 503,976 548,518 597,903 508,187 583,543 Nhóm 3 3,708 2,492 3,647 3,415 4,979 Nhóm 4 2,303 1,149 2,252 11,100 4,650 nhóm 5 9,869 14,869 14,959 16,578 23,209 Tổng nợ xấu nội bảng 15,880 18,510 20,858 31,093 32,838 Tỷ lệ nợ xấu 3.2% 3.4% 3.5% 6.1% 5.6% Tỷ lệ nợ nhóm 5 trên tổng dư nợ 2.0% 2.7% 2.5% 3.3% 4.0% Tỷ lệ nợ nhóm 5 trên tổng nợ xấu nội bảng 62.1% 80.3% 71.7% 53.3% 70.7%

Nguồn: Agribank - chi nhánh thành phố Bắc Giang

Nợ xấu của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh thành phố Bắc Giang tăng liên tục qua các năm, năm sau cao hơn năm trước cả về số tương đối và số tuyệt đối, năm 2011 số dư nợ xấu 15.880 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 3.2%/tổng dư nợ, đến năm 2014 tăng lên 31.093 triệu đồng, chiếm 6,1%/tổng dư nợ. Diễn biến nợ xấu, đặc biệt là nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) cho thấy, các khoản nợ xấu càng để lâu càng khó xử lý thu hồi, đồng thời cũng thể hiện việc xử lý thu hồi nợ xấu tại chi nhánh chưa thực sự hiệu quả.

Xét theo loại hình khách hàng thì nợ xấu của nhóm khách hàng là tổ chức tăng mạnh qua các năm cả về số tuyệt đối và số tương đối, từ số dư nợ xấu 11.320 triệu đồng năm 2011, tăng lên mức 21.072 triệu đồng đến 30/06/2015, chiếm 12,5% tổng dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức, đồng thời chiếm tỷ trọng tương đối lớn (64,2%) trong tổng nợ xấu nội bảng. Nợ xấu của nhóm khách hàng hộ gia đình, cá nhân tuy có tăng lên nhưng tốc độ tăng chậm hơn, do nợ xấu hầu hết là những khoản vay nhỏ lẻ nên việc xử lý thu hồi nợ dễ dàng và thuận lợi hơn.

Bảng 3.6: Nợ xấu phân theo loại hình khách hàng Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 6 tháng năm 2015 Tổng dư nợ nội bảng 503,976 548,518 597,903 508,187 583,543

Tổng dư nợ xấu nội bảng 15,880 18,510 20,858 31,093 32,838

Nợ xấu KH hộ gia đình, cá nhân 4,560 5,782 7,839 13,818 11,766

Nợ xấu KH Doanh nghiệp, tổ chức 11,320 12,728 13,019 17,275 21,072

Dư nợ cho vay hộ gia đình, cá nhân 357,063 385,884 420,422 371,354 415,116 Dư nợ cho vay doanh nghiệp, tổ chức 146,913 162,634 177,481 136,833 168,427

Tỷ lệ nợ xấu hộ gia đình, cá nhân/

Dư nợ cho vay hộ gia đình, cá nhân 1.3% 1.5% 1.9% 3.7% 2.8%

Tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp, tổ chức/

Dư nợ cho vay doanh nghiệp, tổ chức 7.7% 7.8% 7.3% 12.6% 12.5%

Nguồn: Agribank - chi nhánh thành phố Bắc Giang

Phân theo ngành kinh tế, nợ xấu tập trung vào một số ngành như: ngành công nghiệp, xây dựng và ngành thương mại, dịch vụ có xu hướng gia tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ xấu nội bảng. Trong giai đoạn nghiên cứu, do khó khăn chung của nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, dẫn tới phát sinh nợ xấu một số khách hàng doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ như: Cty TNHH Sơn Hùng: dư nợ 8.900 triệu đồng; Cty TNHH Thương Mại Thanh Hải: dư nợ xấu: 9.099 triệu đồng... Đến cuối năm 2014, nợ xấu ngành thương mại dịch vụ là 20.417 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 65,7%/tổng nợ xấu, chủ yếu là nợ xấu của các khách hàng doanh nghiệp (xem bảng 3.7).

Bảng 3.7: Nợ xấu phân theo ngành kinh tế

Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 6 T_ 2015

- Ngành nông, lâm, ngư nghiệp 30 44 8 1,050 636 - Công nghiệp, xây dựng 2,733 4,679 3,852 3,147 7,844 - Thương mại, dịch vụ 11,372 10,951 12,370 20,417 18,264 - Vận tải kho bãi 702 1,287 3,109 3,855 2,886 - Hoạt động tiêu dùng 1,040 987 866 2,147 1,636 - Khác 3 562 653 477 1,572

Tổng cộng nợ xấu nội bảng 15,880 18,510 20,858 31,093 32,838

Phân theo hình thức bảo đảm tiền vay, nợ xấu tập trung chủ yếu ở các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số dư nợ xấu qua các năm. Trong giai đoạn nghiên cứu, nợ xấu nhóm khách hàng có TSBĐ luôn chiếm tỷ lệ trên 95% tổng nợ xấu nội bảng tại chi nhánh. Nợ xấu cho vay không có TSBĐ chủ yếu là các khoản cho vay đến 50 triệu đồng đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông, lâm nghiệp và các khách hàng là đối tượng cán bộ hưởng lương, vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống. Do đó, việc đôn đốc xử lý thu hồi các khoản nợ này cũng dễ dàng hơn so với các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản (vì để xử lý các khoản nợ này thường phải phát mại TSBĐ tiền vay), bên cạnh đó để xử lý các khoản nợ xấu thì ngoài các biện pháp như khởi kiện, phát mại tài sản... Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh thành phố Bắc Giang còn thực hiện trích lập dự phòng và XLRR từ nguồn DPRR tín dụng đối với các khoản nợ xấu không có bảo đảm bằng tài sản (xem bảng 3.8).

Bảng 3.8: Nợ xấu phân theo hình thức bảo đảm

Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 6 T_2015

Nợ xấu có TSBĐ 15,285 18,391 20,715 30,314 32,291

Nợ xấu không có TSBĐ 595 119 143 779 547

Tổng nợ xấu nội bảng 15,880 18,510 20,858 31,093 32,838

Tỷ lệ nợ xấu có TSBĐ 96.3% 99.4% 99.3% 97.5% 98.3%

Tỷ lệ nợ xấu không TSBĐ 3.7% 0.6% 0.7% 2.5% 1.7%

Nguồn: Agribank - chi nhánh thành phố Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố bắc giang​ (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)