Định hướng, mục tiêu quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố bắc giang​ (Trang 97 - 99)

5. Kết cấu của luận văn

4.1. Định hướng, mục tiêu quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát

phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh thành phố Bắc Giang giai đoạn 2015 - 2020

Để hoạt động tín dụng an toàn và hiệu quả, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh thành phố Bắc Giang chủ động, linh hoạt trong việc điều hành hoạt động kinh doanh theo định hướng và các chương trình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương và theo sự chỉ đạo điều hành của ngân hàng cấp trên; không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn, thực hiện đa dạng hoá các sản phẩm tiền gửi, triển khai nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn, tích cực khai thác các nguồn vốn ổn định từ dân cư nhằm giữ vững thị phần, thị trường và tăng tính ổn định của nguồn vốn. Tích cực tìm kiếm khách hàng là các tổ chức kinh tế lớn để tăng nguồn vốn huy động; tranh thủ nguồn vốn điều hoà từ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

Tiếp tục mở rộng cho vay và điều chỉnh cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Ưu tiên cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ; cho vay các doanh nghiệp xuất khẩu, thu mua, chế biến tiêu thụ nông lâm sản. Cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh trên địa bàn nhằm chuyển dịch cơ cấu đầu tư, tăng tỷ trọng cho vay hộ gia đình cá nhân lên mức 75% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế trong giai đoạn 2015 -2020. Chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, thẩm định cho vay đúng quy trình, rút ngắn thời gian xử lý một khoản cấp tín dụng, phấn đấu tăng trưởng dư nợ trong

môi trường cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo an toàn, hiệu quả; phân tích, xử lý thu hồi kịp thời các khoản nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ xấu và nợ đã XLRR.

Tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp thu hồi và giảm thiểu nợ xấu: Tổ chức phân tích, đánh giá khả năng thu hồi nợ đối với từng khoản nợ xấu và giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu cụ thể cho từng cán bộ, từng đơn vị trực thuộc. Tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như cơ cấu lại nợ; miễn, giảm lãi tiền vay; thu nợ gốc trước, thu lãi sau... nhằm hạn chế phát sinh nợ xấu. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm chế độ, quy trình nghiệp vụ, buông lỏng quản lý, dừng điều hành đối với lãnh đạo và cán bộ liên quan để tập trung thu hồi, xử lý nợ xấu. Kiên quyết tiến hành các biện pháp xử lý TSBĐ, khởi kiện trước toà án đối với những khách hàng chây ỳ, chủ động báo cáo với cơ quan tiến hành tố tụng về hành vi tẩu tán tài sản, trốn tránh trách nhiệm trả nợ của những khách hàng không hợp tác trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay. Thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và hoàn thiện hồ sơ để bán nợ, XLRR theo quy định. Thường xuyên rà soát, đánh giá, phân tích các khoản nợ đã XLRR để xây dựng kế hoạch, biện pháp thu hồi triệt để, kịp thời, tránh tư tưởng thờ ơ với các khoản nợ đã được hạch toán ngoại bảng.

Các chỉ tiêu chủ yếu:

- Nguồn vốn huy động tăng trưởng bình quân từ 16% đến 20%/năm. - Thu dịch vụ tăng trưởng từ 15% đến 20%/năm.

- Tăng trưởng dư nợ bình quân 10% đến 12%/năm - Tỷ trọng cho vay trung, dài hạn chiếm 25% tổng dư nợ.

- Dư nợ cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân chiếm 75% tổng dư nợ. - Tỷ lệ nợ xấu tối đa 3% tổng dư nợ.

- Thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và XLRR tín dụng theo đúng quy định của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

- Thu nợ đã XLRR, nợ đã bán cho VAMC đạt tối thiểu 20% tổng số dư nợ ngoại bảng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố bắc giang​ (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)