Nhận biết và phân loại nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố bắc giang​ (Trang 65 - 71)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Nhận biết và phân loại nợ xấu

3.3.1.1. Nhận biết nợ xấu

Căn cứ quy định tại Quết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN Việt Nam. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Theo quy định hiện hành tại văn bản số 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/05/2014 của Hội đồng thành viên Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam về việc “Quyết định ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”.

Các khoản nợ có vấn đề được Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh TP Bắc Giang nhận diện như sau:

- Các khoản nợ chưa phân vào nợ xấu nhưng tiềm ẩn rủi ro.

- Các khoản nợ xấu nội bảng theo quy định bao gồm: Nhóm 3- Nợ dưới tiêu chuẩn, Nhóm 4- nợ nghi ngờ, Nhóm 5- nợ có khản năng mất vốn.

- Các khoản nợ tồn đọng đang được theo dõi ngoại bảng bao gồm nợ đã XLRR, nợ đã bán cho VAMC.

Việc nhận biết sớm được các dấu hiệu rủi ro giúp cho nhà quản lý ngân hàng chủ động đưa ra các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. Việc chủ động quản lý đối với các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro nhưng đang được hạch toán và theo dõi ở nhóm 1, nhóm 2 trong bảng cân đối chính là việc nhận biết và ngăn ngừa từ xa những rủi ro có thể chuyển thành nợ xấu gây ra tổn thất cho ngân hàng, từ đó có sự chủ động xử lý kịp thời và hiệu quả.

Theo Quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/05/2014 của Hội đồng thành viên Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, việc nhận biết nợ xấu vẫn được căn cứ vào quy định tại điều 6 và điều 7 quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, cụ thể, nợ xấu được nhận diện khi thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5.

Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm các khoản nợ đánh giá là không có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ:bao gồm các khoản nợ đánh giá là khả năng tổn thất cao.

Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốnbao gồm các khoản nợ đánh giá là không còn khả năng thu hồi mất vốn

3.3.1.2. Phân loại nợ xấu

Căn cứ các quy định của ngân hàng nhà nước được quy định cụ thể trong quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, hầu hết các ngân hàng thương mại đã tự xây dựng cho mình hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (XHTDNB) để triển khai áp dụng trong toàn hệ thống và thực hiện phân loại nợ theo kết quả của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Hiện Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thực hiện phân loại nợ theo quy định tại quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR cụ thể như sau:

Phân loại nợ đối với khách hàng theo phương pháp định lượng (điều 6- quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR ): Nhóm nợ: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nơi cấp tín dụng phân loại nợ theo năm (05) nhóm cụ thể như sau:

Nhóm 1:(Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;

Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;

Nợ được phân vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 điều 6- QĐ số 450/QĐ- HĐTV-XLRR.

Nhóm 2: (Nợ cần chú ý) bao gồm:

Nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày; Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;

Nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 điều 6- Quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR.

Nhóm 3:(Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

Nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày; Nợ gia hạn nợ lần đầu;

Nợ được miễn, giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi: + Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1,3,4,5,6 điều 126 Luật các tổ chức tín dụng; + Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1,2,3,4 điều 127 Luật các tổ chức tín dụng; + Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1,2,5 điều 128 Luật các tổ chức tín dụng;

Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận của thanh tra;

Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4b(ii) điều 6 quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR;

Nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 12 điều 5 quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR.

Nhóm 4: (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi: + Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1,3,4,5,6 điều 126 Luật các tổ chức tín dụng; + Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1,2,3,4 điều 127 Luật các tổ chức tín dụng; + Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1,2,5 điều 128 Luật các tổ chức tín dụng;

Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận của thanh tra nhưng quá hạn đến 60 ngày theo kết luận của thanh tra nhưng chưa thu hồi được;

Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4b(ii) điều 6 quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR;

Nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 12 điều 5 quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR.

Nhóm 5: (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

Nợ quá hạn trên 360 ngày;

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn trả nợ theo thời hạn được cơ cấu lại lần hai;

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi: + Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1,3,4,5,6 điều 126 Luật các tổ chức tín dụng; + Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1,2,3,4 điều 127 Luật các tổ chức tín dụng; + Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1,2,5 điều 128 Luật các tổ chức tín dụng;

Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận của thanh tra nhưng quá hạn trên 60 ngày theo kết luận của thanh tra nhưng chưa thu hồi được;

Nợ của khách hàng là TCTD được NHNN công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản;

Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3, khoản 4b(ii) điều 6 quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR;

Nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 12 điều 5 quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR.

Phân loại nợ đối với khách hàng theo phương pháp định tính (điều 7- quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR):

Do đặc thù Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đang quản lý một khối lượng khách hàng lớn (hàng triệu khách hàng trên khắp cả nước), trong đó có rất nhiều khách hàng vay vốn nhỏ lẻ theo Nghị định 41/2010/ND-CP và Nghị định 55/2015/ND-CP của Chính phủ. Do đó, đối tượng được Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam quy định phân loại nợ theo điều 7 quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR bao gồm khách hàng là tổ chức, định chế tài chính; khách hàng hộ/cá nhân có dư nợ từ 500 triệu đồng trở lên mới thuộc đối tượng áp dụng quy định này. Căn cứ kết quả chấm điểm và xếp hạng khách hàng trên hệ thống XHTDNB, các khoản nợ của khách hàng được phân loại vào các nhóm nợ tương ứng theo bảng 3.11 dưới đây:

Bảng 3.11:Phân loại khách hàng theo kết quả XHTDNB

Điểm Xếp loại Phân loại nhóm Nhóm nợ

Từ 90 - 100 AAA Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 1 Từ 80 - 90 AA Từ 73 - 80 A Từ 70 - 73 BBB Nợ cần chú ý Nhóm2 Từ 63 - 70 BB Từ 60 - 63 B

Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 3

Từ 56 - 60 CCC

Từ 53 - 56 CC

Từ 44 - 53 C Nợ nghi ngờ Nhóm 4

Dưới 44 D Nợ có khả năng mất vốn Nhóm 5

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Các khoản nợ được Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng hạn, các khoản nợ được xếp hạng AAA, AA, A.

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Các khoản nợ được Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi trong tương lai nhưng hiện tại khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ, các khoản nợ được xếp hạng BBB, BB.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Các khoản nợ được Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đánh giá không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất, các khoản nợ được xếp hạng B, CCC, CC.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Các khoản nợ được Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đánh giá không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất cao, các khoản nợ được xếp hạng C.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Các khoản nợ được Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đánh giá không có khả năng thu hồi, mất vốn, các khoản nợ được xếp hạng D.

Trên thực tế kết quả của việc xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ cho kết quả theo hai hình thức phân loại. Các nhóm khách hàng có mức rủi ro tương ứng, có thể được phân loại xếp hạng khác nhau hoặc các nhóm khách hàng có mức rủi ro khác nhau có thể được xếp cùng nhóm nợ, do ý chí chủ quan của con người. Bên cạnh đó, việc trích lập DPRR trong cùng một nhóm nợ là như nhau, trong khi các khoản cho vay này với mức độ rủi ro khác nhau tất yếu sẽ dẫn đến những mức độ tổn thất khác nhau. Đây chính là điểm bất cập cần khắc phục trong cách phân loại nợ và trích lập DPRR tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trong thời gian qua. Để khắc phục những hạn chế này thì trong Quyết định 450/QĐ- HĐTV-XLRR cũng quy định rõ việc áp dụng Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, phân loại nợ được áp dụng theo cả 2 điều, Điều 10, Điều 11, phân loại cuối cùng áp dụng nhóm nợ cao nhất sẽ được thực hiện vào ngày 01/01/2015 và việc phân loại nợ theo thông tin CIC cung cấp sẽ được thực hiện vào 31/03/2015.

Kết quả phân loại nợ theo quy định của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh thành phố Bắc Giang trong giai đoạn từ năm 2011 đến hết 6 tháng đầu năm 2015 được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 3.12: Kết quả phân loại nợ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh thành phố Bắc Giang

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 6 tháng

năm 2015 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Tổng dư nợ 503,976 100% 548,518 100% 597,903 100% 508,187 100% 583,543 100% Nhóm 1 422,007 83.7% 477,032 87.0% 547,344 91.5% 461,417 90.8% 540,817 92.7% Nhóm 2 66,089 13.1% 52,976 9.7% 29,701 5.0% 15,677 3.1% 9,888 1.7% Nhóm 3 3,708 0.7% 2,492 0.5% 3,647 0.6% 3,415 0.7% 4,979 0.9% Nhóm 4 2,303 0.5% 1,149 0.2% 2,252 0.4% 11,100 2.2% 4,650 0.8% Nhóm 5 9,869 2.0% 14,869 2.7% 14,959 2.5% 16,578 3.3% 23,209 4.0%

Nguồn: Agribank - chi nhánh thành phố Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố bắc giang​ (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)