5. Kết cấu của luận văn
3.3.4. Các biện pháp xử lý nợ xấu đã phát sinh
Khi khoản vay được xếp vào loại nợ có vấn đề hoặc nợ xấu, một số phương thức xử lý được áp dụng tại chi nhánh như sau:
3.3.4.1. Yêu cầu tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp và cơ cấu lại nợ
Căn cứ vào thực trạng và khả năng trả nợ của khách hàng, nếu khách hàng tạm thời khó khăn về tài chính nhưng vẫn chủ động tự tìm giải pháp vượt qua, vẫn có thiện chí trả nợ ngân hàng, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh thành phố Bắc Giang tạo điều kiện cơ cấu lại nợ bằng nhiều hình thức thích hợp như gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, miễn giảm lãi suất hoặc cho khách hàng vay vốn đầu tư thêm để cùng tháo gỡ khó khăn, góp phần khôi phục sản xuất, kinh doanh tạo nguồn thu để trả nợ ngân hàng.
Theo Công văn số 2506/NHNN-CSTT của NHNN ban hành ngày 24 tháng 04 năm 2012 về việc giải pháp về hoạt động tín dụng có quy định cho phép các ngân hàng cơ cấu lại các khoản vay nếu khách hàng chứng minh được nguồn trả nợ trong tương lai. Sau khi nhận được yêu cầu cơ cấu lại khoản vay từ phía khách hàng, chi nhánh sẽ rà soát lại tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các kế hoạch kinh doanh trong thời gian sắp tới, phân tích rõ khó khăn của khách hàng phát sinh do tình hình kinh tế hay do bản thân khách hàng. CBTD trình người kiểm soát khoản vay, người phê duyệt để xem xét cơ cấu lại nợ trên nguyên tắc đối với các khoản vay ngắn hạn thời gian giãn nợ gốc tối đa bằng thời gian khoản vay tức nếu khoản vay đó có thời hạn trả nợ trong 3 tháng thì chỉ được gia hạn nợ thêm tối đa 3 tháng nữa. Đối với các khoản vay trung và dài hạn, thời gian gia hạn nợ tối đa bằng nửa thời gian vay còn phần trả nợ gốc và lãi được cơ cấu lại tùy theo khách hàng.
3.3.4.2. Xử lý tài sản bảo đảm, đòi nợ bên bảo lãnh
Chi nhánh có quy định về xử lý tài sản đảm bảo cho các khoản vay có thế chấp mà:
- Khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn.
- Khách hàng phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ trước hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận, vi phạm hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm cấp tín dụng hoặc theo quy định của Pháp luật.
- Bên có TSBĐ là doanh nghiệp khi chia tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hóa mà không thực hiện các biện pháp như quy định.
- Bên có TSBĐ bị giải thể, phá sản.
- TSBĐ phải được xử lý để bên có TSBĐ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay vốn hoặc thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
- Các trường hợp khác do chi nhánh và bên có TSBĐ thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.
Trong đó việc xử lý TSBĐ phải được thực hiện khách quan, công khai, minh bạch, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia và việc xử lý TSBĐ để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh của ngân hàng. TSBĐ được xử lý theo thỏa thuận giữa chi nhánh và các bên cùng nhận đảm bảo với bên có TSBĐ hoặc các văn bản thỏa thuận khác. Nếu các bên không có hoặc không thỏa thuận được thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Riêng TSBĐ là động sản có thể xác định được giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường thì chi nhánh được bán theo giá thị trường mà không phải qua thủ tục bán đấu giá, đồng thời phải thông báo cho bên có TSBĐ và các bên cùng nhận bảo đảm khác.
Quá trình xử lý TSBĐ để thu hồi nợ, bên cạnh việc áp dụng những quy định trong văn bản do Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ban hành, chi nhánh có trách nhiệm cập nhật và tuân thủ theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật được Nhà nước ban hành có liên quan đến việc xử lý TSBĐ.
Hội đồng xử lý TSBĐ được thành lập khi có TSBĐ cần xử lý phát sinh, tùy từng thời điểm hội đồng bao gồm chủ tịch là Giám đốc chi nhánh, Phó giám đốc phụ trách tín dụng và các trưởng, phó phòng liên quan (Phòng Kế hoạch kinh doanh, kế toán ngân quỹ, các phòng giao dịch trực thuộc), cán bộ quản lý khoản vay. Hội đồng sẽ ra quyết định xử lý trong phạm vi của chi nhánh, những trường hợp giá trị lớn hoặc khoản vay đã được Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cấp trên phê duyệt từ đầu phải đồng thời xin ý kiến chỉ đạo từ cấp trên. Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận bao gồm: bán tài sản đảm bảo, chi nhánh nhận chính tài sản đảm bảo để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của khách hàng, ủy quyền cho trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc các tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản thực hiện.
3.3.4.3. Bán các khoản nợ
Đến 30/06/2015, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhành thành phố Bắc Giang đã thực hiện bán 02 khoản nợ cho VAMC với giá trị trái phiếu đặc biệt là: 7.535.000.000 đồng. Tuy nhiên, việc bán nợ theo quan điểm của tác giả chỉ là cách thức xử lý nợ xấu nội bảng thông qua công cụ điều hành của chính phủ và ngân hàng nhà nước. Về thực chất, các ngân hàng bán nợ đều phải tiếp tục nỗ lực, tìm mọi giải pháp để xử lý thu hồi khoản nợ này như một khoản nợ xấu nội bảng. Đồng thời, đối với mỗi khoản bán nợ cho VAMC, hàng năm chi nhánh còn phải trích lập dự phòng bằng 20% giá trị trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành để mua khoản nợ, làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận của chi nhánh (vì nhiều khoản phải bán nợ, nếu đang hạch toán trong nội bảng có khi không phải trích lập dự phòng rủi ro do khoản nợ có tài sản bảo đảm và phạm vi khấu trừ của tài sản bảo đảm bằng số dư nợ xấu thì khoản nợ không phải trích lập DPRR).
3.3.4.4. Sử dụng biện pháp pháp lý để xử lý
Chi nhánh được ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam để thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng, thi hành án. Đây là một biện pháp được sử dụng sau cùng khi các biện pháp khác không phát huy được hiệu quả. Việc khởi kiện, đề nghị cơ quan thi hành án kê biên, phát mại tài sản để thu hồi nợ đòi hỏi phải thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật, mà trong quan hệ dân sự, thượng tôn của pháp luật vẫn dựa trên “sự thỏa thuận” của các bên liên quan. Do vậy, việc lựa chọn sử dụng các biện pháp pháp lý để thu hồi nợ cần phải tính toán và sử dụng như một biện pháp cuối cùng trong quy trình xử lý nợ xấu của các NHTM. Đồng thời, việc sử dụng các biện pháp pháp lý để thu hồi nợ xấu trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi mất rất nhiều thời gian, có khi kéo dài đến hàng năm mới xử lý thu hồi được.
3.3.4.5. Bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh thành phố Bắc Giang thực hiện trích lập rủi ro theo đúng quy định của NHNN, của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Việc sử dụng DPRR tín dụng để bù đắp đối với các khoản nợ xấu được thực hiện thống nhất và duy nhất tại Hội sở chính Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, do Hội đồng XLRR quyết định theo đúng quy định về quy trình XLRR, trên cơ sở hồ sơ và tờ trình của chi nhánh, có ý kiến của Trung tâm phòng ngừa và XLRR Hội sở chính. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam sử dụng dự phòng để XLRR tín dụng đối với các khoản nợ trong các trường hợp: khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích; các khoản nợ thuộc nhóm 5 theo quy định về phân loại nợ hiện hành của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Trình tự xem xét XLRR đối với một khoản nợ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh thành phố Bắc Giang được thực hiện như sau: Định kỳ hàng quý, chi nhánh rà soát tổng hợp danh sách và hồ sơ các khoản nợ rủi ro đủ điều kiện xử lý trình Hội đồng XLRR Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tỉnh Bắc Giang. Trên cơ sở báo cáo và hồ sơ của chi nhánh gửi lên, tổ giúp việc Hội đồng XLRR Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Giang chịu trách nhiệm kiểm tra bộ hồ sơ đề nghị XLRR, đảm bảo đúng đối tượng, bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, trình Hội đồng XLRR Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Giang họp để xét duyệt các khoản nợ rủi ro của chi nhánh theo mức được phân cấp xử lý, sau đó tổng hợp danh sách các khoản nợ đủ điều kiện XLRR trình Hội đồng XLRR Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam phê duyệt, chuyển nguồn dự phòng để bù đắp rủi ro. Hội đồng XLRR Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam họp mỗi quý một lần để xét duyệt các khoản nợ rủi ro vượt quyền phân cấp xử lý của Hội đồng XLRR tại các chi nhánh, duyệt danh sách các khoản nợ rủi ro do Hội đồng XLRR tại các chi nhánh xét duyệt trình; cân đối nguồn dự phòng của toàn hệ thống, trên cơ sở số dự phòng đã trích của từng chi nhánh để thông báo chuyển vốn cho các chi nhánh hạch toán theo kết quả xét duyệt XLRR của Hội đồng XLRR Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Trong mọi trường hợp chi
nhánh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác của số liệu, hồ sơ của khoản nợ đề nghị XLRR.
Sau khi khoản nợ được chuyển hạch toán ngoại bảng, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh thành phố Bắc Giang tiếp tục thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ ngoại bảng. Tuy nhiên trong giai đoạn nghiên cứu từ 2011 đến hết 30/06/2015 chi nhánh mới chỉ thu hồi được 3.164 triệu đồng nợ ngoại bảng, do phần lớn các khoản đã xử lý rủi ro khó có khả năng thu hồi.
3.3.5. Kết quả cụ thể quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh thành phố Bắc Giang
Bằng việc sử dụng nhiều giải pháp trong công tác quản lý nợ xấu nên đã ngăn chặn được nợ xấu phát sinh đồng thời đã xử lý, thu hồi được một số khoản nợ xấu tồn đọng trong một thời gian dài, một số kết quả cụ thể như sau:
Bảng 3.13: Kết quả xử lý thu hồi nợ xấu, nợ đã XLRR
Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 6 tháng năm 2015 Nợ xấu đầu kỳ 4,632 15,880 18,510 20,858 31,093
Nợ xấu phát sinh trong kỳ 14,870 7,980 5,684 27,934 12,371
Nợ xấu thu hồi, xử lý trong kỳ 3,622 5,350 3,336 17,699 10,626
Trong đó: Giảm bằng XLRR 582 3,010 1,374 8,309 4,565 Bán nợ cho VAMC 0 0 0 6,196 1,339 Đôn đốc thu hồi 3,040 2,340 1,962 3,194 4,722
Nợ xấu Cuối kỳ 15,880 18,510 20,858 31,093 32,838
Kết quả thu hồi nợ đã XLRR 697 140 821 1,212 294
Nguồn: Agribank - chi nhánh thành phố Bắc Giang
Dựa trên số liệu bảng 3.13 có thể nhận thấy mặc dù nợ xấu liên tục phát sinh và tăng cao trong giai đoạn nghiên cứu nhưng đến hết 6 tháng đầu năm 2015 đã bước đầu có những chuyển biến trong công tác đôn đốc thu hồi nợ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh thành phố Bắc Giang. Công tác quản lý nợ xấu đã được ban lãnh đạo chi nhánh quan tâm đặc biệt là trong việc lựa chọn khách hàng, đối tượng đầu tư để không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa nợ xấu phát sinh ngay từ khâu thẩm định cho vay. Khi đã kiểm
soát được chất lượng đầu tư tín dụng thì có nhiều thời gian, trí tuệ để tập trung cho công tác xử lý thu hồi nợ xấu, góp phần tăng cường và nâng cao chất lượng quản lý nợ xấu tại đơn vị.