5. Kết cấu của luận văn
3.4.3. Các yếu tố chủ quan từ phía ngân hàng
3.4.3.1. Hệ thống văn bản, cơ chế chính sách tín dụng thiếu đồng bộ
Cơ chế chính sách của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chưa hoàn thiện nên dễ tạo kẽ hở để kẻ xấu lợi dụng chiếm đoạt vốn của ngân hàng. Trong một thời gian dài, cơ chế ràng buộc, truy cứu trách nhiệm và đền bù vật chất đối với các cá nhân, tập thể trong quá trình cho vay để phát sinh rủi ro, thất thoát vốn còn lỏng lẻo. Thực tế vẫn còn một trường hợp khoản nợ xấu tồn tại nhiều năm không xử lý được, TSBĐ xuống cấp và giảm sút giá trị dẫn đến vốn ngân hàng bị tổn thất nhưng vẫn chưa có cơ chế xử lý phù hợp đối với CBTD trực tiếp thẩm định và người phê duyệt cho vay, dẫn đến sự thiếu công bằng, không khuyến khích cũng như tạo áp lực cho mỗi cán bộ tích cực nỗ lực trong xử lý và thu hồi nợ xấu.
3.4.3.2. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chưa thực sự phát huy hiệu quả
Hiện nay Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam vẫn chưa đưa ra được công cụ giám sát từ xa hữu hiệu đối với hoạt động tín dụng, đặc biệt ở các chi nhánh để kiểm soát, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các biểu hiện lệch lạc, sai sót vô tình hoặc cố ý trong quá trình tác nghiệp của cán bộ ở các vị trí trong quy trình cấp tín dụng. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hiệu quả chưa cao do còn mang nặng tính gia đình chủ nghĩa, chế tài xử lý vi phạm chưa nghiêm dẫn đến hiệu quả kiểm tra, kiểm soát còn thấp.
3.4.3.3. Việc hoạch định và xây dựng chiến lược kinh doanh
Kế hoạch tín dụng cho từng thời kỳ chưa thực sự khoa học và hợp lý, chưa xây dựng được hạn mức cấp tín dụng đối với từng lĩnh vực, từng ngành kinh tế và từng khu vực. Công tác thống kê, dự báo, phân tích các nhân tố ảnh hưởng từ nền kinh tế, từ khách hàng chưa được quan tâm chú trọng; việc tổng hợp và lưu trữ các thông tin, số liệu phục vụ cho tham khảo, đánh giá trong quá trình cấp tín dụng đối với khách hàng chưa bài bản, nên việc khai thác dữ liệu còn hạn chế.
3.4.3.4. Hệ thống XHTDNB cũng như công tác chấm điểm xếp hạng khách hàng còn hạn chế
Hiện nay việc chấm điểm xếp hạng tín dụng mới chỉ được thực hiện đối với các khách hàng là tổ chức và các khách hàng hộ gia đình, cá nhân có mức dư nợ trên
500 triệu đồng, do đó đối với các khách hàng là hộ gia đình, cá nhân có mức vay dưới 500 triệu đồng sẽ không có đầy đủ thông tin để đánh giá xếp hạng mà chỉ thực hiện phân loại nợ căn cứ vào chỉ tiêu định lượng đó là thời gian quá hạn (theo quy định tại Điều 6 Quyết định số 493/QĐ-NHNN), như vậy cũng sẽ ảnh hưởng tới việc xác định và phân loại nợ đối với những khách hàng này, đồng thời chưa phản ảnh thực chất chất lượng tín dụng và tình hình nợ xấu của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Bên cạnh đó, với các chỉ tiêu phi tài chính, việc đánh giá chủ yếu dựa trên ý kiến chủ quan của người chấm điểm nhưng chưa có chế tài kiểm soát thường xuyên mức độ xác thực của thông tin được nhập vào hệ thống XHTDNB nên trong một số trường hợp kết quả xếp hạng tín dụng có thể bị làm sai lệch do vô tình hoặc cố ý.
3.4.3.5.Chi nhánh chưa có bộ phận quản lý nợ xấu chuyên nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp
Đối với những khoản nợ xấu của hộ gia đình, cá nhân vay vốn không có bảo đảm bằng tài sản, việc quản lý, theo dõi và xử lý nợ xấu được giao khoán cho CBTD phụ trách khoản vay có trách nhiệm đôn đốc thu hồi; tuy nhiên trường hợp khách hàng vay trây ỳ, không hợp tác với ngân hàng thì quá trình xử lý thu hồi nợ xấu gặp rất nhiều khó khăn. Khi đó CBTD phải phân tích nguyên nhân, đề xuất và áp dụng các biện pháp thu hồi nợ hữu hiệu nhất, trong khi trình độ của cán bộ tín dụng còn hạn chế, các giải pháp đưa ra mang tính chủ quan, chưa phát huy được trí tuệ tập thể nên hiệu quả quản lý, xử lý thu hồi nợ xấu chưa cao.
Việc quản lý những khoản nợ xấu có bảo đảm bằng tài sản của các khách hàng là doanh nghiệp, hộ kinh doanh lại càng khó khăn hơn, do chủ yếu là các khoản vay lớn, TSBĐ có giá trị lớn nên khó tìm người mua. Bên cạnh đó quy trình xử lý TSBĐ còn nhiều bất cập và thường xảy ra tranh chấp liên quan đến việc xử lý tài sản. Đồng thời chi nhánh cũng không có bộ phận quản lý nợ xấu chuyên trách, nhiệm vụ xử lý nợ xấu được giao cho CBTD trực tiếp cho vay và có sự hỗ trợ của trưởng phòng tín dụng hoặc phó giám đốc phụ trách tín dụng trong quá trình khởi kiện, thi hành án và phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Chính vì vậy, cán bộ được giao nhiệm vụ tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu chưa có nhiều kinh nghiệm, còn lúng túng trong quản lý nợ xấu nói chung và xử lý nợ xấu nói riêng, chưa có được sự phối hợp đồng
bộ và hiệu quả trong xử lý thu hồi nợ xấu giữa các bộ phận chức năng tại chi nhánh cũng như với các cơ quan chuyên trách, ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ và hiệu quả quản lý nợ xấu tại chi nhánh.
Bên cạnh đó, trình độ của cán bộ tín dụng được giao quản lý nợ xấu còn thấp, không được đào tạo bài bản, không có hoặc thiếu các kiến thức về kinh tế, xã hội và các văn bản pháp luật có liên quan, không tuân thủ và thực hiện đầy đủ các khâu trong quy trình tín dụng. Cán bộ được giao quản lý khoản vay không phải là người trực tiếp cho vay nên ý thức trách nhiệm thấp, cơ chế khoán quản không chặt chẽ nên hiệu quả quản lý nợ xấu còn nhiều hạn chế.