Các chính sách và biện pháp mà chi nhánh đã đề ra trong công tác quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố bắc giang​ (Trang 90 - 92)

5. Kết cấu của luận văn

3.5.1. Các chính sách và biện pháp mà chi nhánh đã đề ra trong công tác quản

quản lý nợ xấu tại đơn vị

Nhằm tăng cường công tác xử lý nợ xấu, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh thành phố Bắc Giang đã thành lập Tổ xử lý nợ xấu tại đơn vị.

Tổ xử lý nợ xấu tại chi nhánh gồm Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách tín dụng, Trưởng phòng Kế hoạch và Kinh doanh, Trưởng phòng Kế toán Ngân quỹ, Giám đốc các phòng giao dịch trực thuộc và một số CBTD có liên quan đến nợ xấu. Tổ xử lý nợ xấu tại chi nhánh có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thực hiện phương án xử lý nợ xấu, phân tích chi tiết các món nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ xấu, nợ tồn đọng, nợ đã XLRR để tìm nguyên nhân, từ đó có biện pháp xử lý phù hợp đối với từng khách hàng, từng khoản nợ tồn đọng. Việc quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề (bao gồm các khoản nợ xấu, nợ đã XLRR bằng nguồn dự phòng và các khoản nợ đang còn trong hạn nhưng có biểu hiện tiềm ẩn rủi ro, khả năng trả nợ khó khăn) được thực hiện theo quy trình sau:

Sơ đồ 3.3: Quy trình quản lý và xử lý các khoản vay có vấn đề

Nguồn: Sổ tay tín dụng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Hàng quý, trên cơ sở kết quả phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh thành phố Bắc Giang đã chủ động rà soát, xây dựng phương án, biện pháp xử lý nợ xấu đã phát sinh, đồng thời kiểm soát khoản nợ có nguy cơ phát sinh nợ xấu, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Việc xây dựng phương án xử lý nợ xấu chi tiết tới từng khoản vay, từng khách hàng theo nhóm biện pháp xử lý giúp cho Ban lãnh đạo ngân hàng nắm bắt được tổng quan về tình hình nợ xấu cũng như các giải pháp cụ thể để xử lý nợ xấu, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị chủ động triển khai chỉ đạo xử lý nợ xấu trong toàn chi nhánh theo các biện pháp đã xây dựng, dễ dàng trong việc theo dõi, đôn đốc quá trình xử lý nợ, thuận tiện trong việc tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện xử lý nợ tại từng thời điểm.

Sự ra đời của Tổ xử lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh thành phố Bắc Giang cho thấy quyết tâm trong công tác xử lý nợ xấu của chi nhánh, đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn hiện tại, đổi mới trong cách nghĩ và cách làm của lãnh đạo chi nhánh, nâng cao ý thức trách nhiệm của các cá nhân, tập thể trong công tác xử lý nợ xấu, qua đó hiệu quả quản lý nợ xấu được nâng lên rõ rệt. Tổ xử lý nợ xấu tại chi nhánh đã có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, sự phối hợp khoa học giữa các bộ phận, công tác xử lý nợ xấu được tiến hành một cách bài bản, đúng trình tự và đảm bảo tuân thủ theo pháp luật. Với cơ chế hoạt động như vậy, Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố bắc giang​ (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)