Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 57)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Phương pháp này là dựa trên nguồn thông tin thứ cấp thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết. Phương pháp thu thập số liệu từ các bảng biểu, báo cáo sơ kết, tổng kết hàng năm của Bộ Tài chính, UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thống kê, Cục thuế tỉnh Thái Nguyên từ năm 2011 đến năm 2015 cụ thể như:

- Báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015

- Báo cáo tổng kết năm của Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015

- Báo cáo tổng kết năm của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thống kê, Cục thuế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015

- Các công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố có liên quan đến đề tài như các bài báo khoa học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ…

2.2.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được tác giả cập nhật và tính toán tổng hợp, so sánh qua hệ thống các bảng biểu. Việc xử lý số liệu đề tài sử dụng công cụ Microsoft Excel.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin, số liệu

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Trong đề tài này tác giả thực hiện thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứu bằng các bảng biểu, biểu đồ... để đánh giá tình hình tăng, giảm các chỉ tiêu có liên quan đến các nhiệm vụ chủ yếu, kết quả thực trạng phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015. Qua đó thấy được đánh giá được thực trạng phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở tỉnh Thái Nguyên.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là đối chiếu các chỉ tiêu nghiên cứu trong đề tài có cùng nội dung, tính chất để xác định mức, xu hướng biến động của hiện tượng trên cơ sở đánh giá thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau ở các thời điểm khác nhau, chỉ ra các mặt ổn định hay không ổn định, phát triển hay không phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra giải pháp tối ưu cho mỗi vấn đề.

So sánh các vấn đề có cùng nội dung ở những thời điểm khác nhau để thấy được xu thế biến động của đối tượng nghiên cứu. Sự so sánh được thể hiện thông qua con số tuyệt đối và tương đối của các số liệu thu thập.

Phương pháp so sánh được sử dụng trong đề tài để đánh giá sự biến động các chỉ tiêu của quy trình thu, chi ngân sách, phân cấp quản lý ngân sách trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015.

Công thức tính:

+ Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính: Δi = yi –y1; i=2,3,… Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

+ Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, đề tài nghiên cứu sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:

Tốc độ phát triển liên hoàn: được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó.

Công thức tính: ; i= 2,3,…n Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

yi-1: mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó

Tốc độ phát triển định gốc: được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.

Công thức tính: i= 2,3,…n Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i yi-1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)