Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 65)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên

3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 "Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phát triển kinh tế nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo tiền đề vững chắc để Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020 và là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, đào tạo của cả nước”

Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh phê duyệt và ra Nghị quyết số 34/2010/NQ- HĐND ngày 10/12/2010 Về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015; trên cơ sở đó, UBND tỉnh và các Sở, Ban, ngành, địa phương đã tích cực tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015.

Bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011- 2015, cả nước nói chung và Thái Nguyên nói riêng đứng trước những thời cơ, thuận lợi đó là kế thừa những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội sau 25 năm đổi mới; tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ổn định; hệ thống pháp luật tiếp tục được đổi mới, hoàn thiện; hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu, rộng... đã tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2011-2015 đạt 13,1%, vượt mục tiêu đề ra (tăng từ 12-13%) cao hơn mức bình quân chung của cả nước và các địa phương trong vùng Trung du miền núi phía Bắc, trong đó tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 20,7% (mục tiêu 16,5%), khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng 7,7% (mục tiêu 13,5%); khu vực nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng 5,1% (mục tiêu 4,5%). Cơ cấu kinh tế

tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 39,5% năm 2010 lên 49% năm 2015; nông nghiệp giảm từ 21,3% xuống còn 16,9%.

Quy mô nền kinh tế và năng lực sản xuất các ngành đều tăng, GDP năm 2015 (tính theo giá so sánh năm 2010) tăng 1,85 lần so với đầu nhiệm kỳ. GDP năm 2015 (tính theo giá hiện hành) ước đạt 55.238 tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với đầu nhiệm kỳ. GDP bình quân đầu người ước đạt 46,4 triệu đồng.

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 39,5% năm 2010 lên 47% năm 2015; nông nghiệp giảm từ 21,3% xuống còn 17,5%;

Cơ cấu lao động cũng có sự chuyển biến tích cực. Tỷ lệ lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản trong tổng số lao động giảm từ 66,72% đầu nhiệm kỳ xuống còn 49% năm 2015, bình quân giảm khoảng 3%/năm; cơ cấu lao động trong công nghiệp, xây dựng tăng từ 15,61% đầu nhiệm kỳ lên 25,8% năm 2015; dịch vụ từ 17,67% đầu nhiệm kỳ lên 25,2% năm 2015.

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) năm 2015 ước đạt 365 nghìn tỷ đồng, gấp 14,54 lần so với đầu nhiệm kỳ. Sản xuất công nghiệp phát triển, ngoài các sản phẩm truyền thống của tỉnh trong lĩnh vực luyện kim, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản, Thái Nguyên đã thu hút được dự án công nghiệp điện tử, công nghệ với quy mô sản xuất rất lớn của tập đoàn Samsung, từng bước hình thành cụm ngành công nghệ cao tại Thái Nguyên góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội ngành công nghiệp từ khai thác, chế biến thô sang công nghiệp lắp ráp, chế tạo. và công nghiệp phụ trợ. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp 3 năm 2011- 2013 bình quân 1,8%/năm, tuy nhiên trong 2 năm 2014-2015 có sự tăng đột phá bình quân 272%/năm. Bình quân 5 năm 2011-2015 dự kiến tăng 70,8%/năm, vượt xa mục tiêu kế hoạch đề ra 20%/năm. Bình quân 5 năm 2011-2015 dự kiến tăng 60%/năm, vượt xa mục tiêu kế hoạch đề ra (kế hoạch là 20%)

Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 6,18%/năm, vượt mục tiêu đề ra là 6%. Sản lượng lương thực có hạt trên địa bàn tỉnh bình quân đạt 440 nghìn tấn/năm, bình quân đầu người đạt 382kg/năm. Cây chè được trồng mới và trồng cải tạo hàng năm đạt 1.334ha, giá trị sản phẩm tạo ra từ cây chè ước đạt 1.900 tỷ, chiếm 27% tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt.

Về xuất khẩu, nhờ có sản phẩm xuất khẩu mới nên giá trị xuất khẩu trên địa bàn thực hiện năm 2015 ước đạt 17,5 tỷ đô la Mỹ, gấp 138 lần so với đầu nhiệm kỳ. Bình quân 5 năm 2011-2015 tăng 182%, vượt xa so với mục tiểu kế hoạch đề ra.

Thu ngân sách nhà nước 5 năm 2011-2015 đạt 23.602 tỷ đồng, tăng bình quân 20%/năm (nếu không kể thu tiền sử dụng đất, tăng bình quân 23,7%/năm so với mục tiêu tăng 20%), tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước đạt 12% GDP; Tổng thu ngân sách trong cân đối năm 2015 đạt 7.284,7 tỷ đồng, bằng 150,9% dự toán (vượt thu gần 2.500 tỷ đồng). Tỷ trọng chi đầu tư đầu tư phát triển trong ngân sách so với đầu nhiệm kỳ tăng từ 34,51% lên 37%; Chi ngân sách nhà nước đáp ứng được các nhiệm vụ chi quan trọng của địa phương, tăng chi cho các lĩnh vực quan trọng như giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, môi trường.

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề được quan tâm đầu tư phát triển; công tác quản lý khai thác tài nguyên, khoáng sản được tăng cường.

Giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ ước tính đến năm 2015 gấp 1,45 lần so với đầu nhiệm kỳ, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,7%. Hoạt động thương mại, dịch vụ đã có nhiều tiến bộ và đạt mức tăng trưởng khá. Dịch vụ bưu chính, viễn thông tiếp tục được đầu tư, nâng cấp và mở rộng từng bước đáp ứng được nhu cầu thông tin của nhân dân. Dịch vụ du lịch từng bước được phát triển với nhiều loại hình, mỗi năm thu hút trên 1 triệu lượt người trong và ngoài nước đến Thái Nguyên.

Công tác xây dựng nông thôn mới luôn được quan tâm thực hiện, tỉnh thực hiện cơ chế ứng xi măng để hỗ trợ các địa phương thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; đến hết năm 2015 đã có 40 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; tỉnh Thái Nguyên là 1 trong 13 địa phương của toàn quốc được Chủ tịch nước tặng Huân Chương lao động Nhất và thưởng 01 công trình trị giá 30 tỷ đồng. Các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, tạo việc làm cho người lao động tiếp tục được quan tâm và có bước phát triển rõ rệt; Công tác an sinh xã hội được đảm bảo; Quốc phòng an ninh tiếp tục được củng cố, giữ vững.

Bên cạnh những thuận lợi nói trên, việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 gặp nhiều khó khăn, thách thức, đó là: ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nặng nề. Nước ta đang hội nhập ngày càng sâu, rộng với nền kinh tế thế giới, nên cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, thêm vào đó là nội tại nền kinh tế còn nhiều yếu kém, chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh thấp, nợ công tăng cao, tình hình dịch bệnh, thiên tai tiếp tục diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)