Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 85 - 88)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá thực trạng phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa

3.3.1. Những kết quả đạt được

- Với cơ chế phân cấp quản lý ngân sách hiện hành các cấp chính quyền địa phương từ tỉnh đến xã đã bước đầu quan tâm khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu. Việc phân cấp nguồn thu gắn liền với nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách, vì vậy nhiệm vụ thu ngân sách luôn được coi là công tác trọng tâm. Các cấp chính quyền địa phương đã tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp, các đơn vị trực thuộc quan tâm thu ngân sách tốt, thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo luật định để có nguồn thực hiện nhiệm vụ chi được giao. Do vậy, các cấp chính quyền địa phương đã từng bước chủ động trong hoạt động ngân sách, hạn chế được tình trạng thụ động, trông chờ, ỷ lại vào ngân sách cấp trên.

- Trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực ngân sách được luật hóa và từng bước được nâng cao, đối với HĐND các cấp, quyền hạn về quản lý ngân sách đã được nâng lên một bước đáng kể, vai trò giám sát của HĐND các cấp trong lĩnh vực ngân sách từng bước được nâng cao. HĐND các cấp từ tỉnh đến xã có quyền quyết định ngân sách cấp mình; Chủ động quyết định các biện pháp tăng thu, tiết kiệm

chi tiêu, tập trung nguồn lực cho những mục tiêu quan trọng của địa phương. Chính quyền các cấp địa phương bước đầu chủ động sắp xếp, phân bổ ngân sách và khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của địa phương. Đặc biệt theo quy định của Luật NSNN năm 2002, HĐND cấp tỉnh có quyền quyết định thu một số khoản thu về phí, lệ phí, các khoản phụ thu theo quy định của Chính phủ. Trong các năm qua, HĐND tỉnh đều giao số thu cao hơn mức chính phủ giao, các huyện, thị xã đều giao số thu cao hơn số thu UBND tỉnh giao và thực tế đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu trên. Số tăng thu ngân sách mỗi cấp được hưởng sẽ được ưu tiên bố trí chi mua sắm trang thiết bị, chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội.

- Luật NSNN quy định cho phép ổn định NSĐP từ 3-5 năm. Trong thời gian đó nếu NSĐP tăng thu (phần thu NSĐP được hưởng) thì sẽ được tăng chi tương ứng. NSTW thưởng NSĐP có nguồn thu nộp NSTW cao hơn mức dự toán giao. Đây là động lực quan trọng giúp các địa phương chủ động khai thác nguồn lực tại địa phương, bố trí sắp xếp chi tiêu có hiệu quả. Tỉnh cũng thực hiện cơ chế này đối với cấp huyện. Đối với các huyện, thị xã, thành phố có số thu nộp NSNN vượt cả về tổng số và số phân chia về ngân sách cấp tỉnh so với dự toán do HĐND tỉnh giao (sau khi đã loại trừ phần giao cho cục thuế quản lý thu, nộp tại kho bạc nhà nước huyện, thị xã; số thu hồi các khoản chi năm trước; số thu của ngân sách các cấp trả các khoản thu năm trước và các khoản thu phản ánh qua NSNN) thì được ngân sách tỉnh cấp lại 100% số vượt thu tiền sử dụng đất và 50% số thu vượt các khoản thu cân đối chi thường xuyên sau khi đã trừ phần làm lương theo quy định.

- Từng bước phân cấp mạnh nguồn thu và nhiệm vụ chi cho ngân sách xã. Ngân sách xã dần khẳng định vị trí quan trọng trong NSĐP. Qua phân cấp nguồn thu gắn liền trách nhiệm quản lý, các xã, phường, thị trấn đã bước đầu tích cực khai thác nguồn thu gắn liền với nuôi dưỡng nguồn thu, chủ động bố

trí chi tiêu. Quy mô thu ngân sách xã tăng dần qua các năm, năm 2011 trung bình 3.307 triệu đồng/xã, đến năm 2015 trung bình 6.673 triệu đồng/xã gấp hơn 2 lần với năm 2011. Cấp xã điều hành ngân sách chủ động hơn, hạn chế tình trạng trông chờ vào trợ cấp của ngân sách cấp huyện. Qua phân cấp nhiệm vụ chi cho xã, ngân sách xã đã có dự toán chi thực sự và điều hành theo dự toán, giảm dần tình trạng lập dự toán chiếu lệ, hình thức. Tình trạng nợ, đi vay để chi có xu hướng giảm. Các khoản thu, chi ngân sách xã được quản lý qua KBNN đúng trình tự và thủ tục quy định. Nhờ đó đã góp phần hạn chế và ngăn ngừa được những tiêu cực trong quản lý ngân sách xã, chất lượng dự toán ngân sách xã đã từng bước được nâng cao. Các khoản thu, chi ngân sách xã được tính toán, phân bổ theo đúng mục lục NSNN đã tạo thuận lợi cho công tác điều hành ngân sách của chính quyền cơ sở.

- Trước đây việc thu tiền sử dụng đất là khoản thu phân chia giữa ngân sách cấp tỉnh và ngân sách huyện, hiện nay tại một số huyện đối với những dự án do huyện quản lý là khoản thu ngân sách huyện hưởng 100% không phải phân chia cho ngân sách tỉnh. Như vậy đã làm tăng cường nguồn thu từ cấp quyền sử dụng đất cho ngân sách huyện.

- Việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương của tỉnh đã quan tâm đến đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư, từng vùng: Thu từ khu vực công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh là khoản thu phân chia giữa ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện phát sinh trên địa bàn các huyện, thị xã thuộc tỉnh phân chia cho ngân sách cấp huyện hưởng 100% tổng số thu phát sinh trên địa bàn. Phát sinh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên phân chia theo tỷ lệ ngân sách tỉnh hưởng 30%, ngân sách thành phố hưởng 70% tổng số thu.

- Thu tiền lệ phí trước bạ ngân sách tỉnh không hưởng, làm tăng nguồn thu cho ngân sách huyện, xã.

- Từ năm 2010, ngân sách huyện được hưởng thêm khoản phí khai thác tài nguyên khoáng sản để phục vụ chi bảo vệ môi trường ở địa phương, làm tăng cường nguồn thu cho huyện. Trước đây khoản thu này do ngân sách tỉnh hưởng và được đưa vào cân đối chung.

Nhìn chung cơ chế phân cấp quản lý ngân sách giữa các cấp ngân sách ở tỉnh Thái Nguyên đã bám sát Luật NSNN và đặc điểm của địa phương. Nguồn thu và nhiệm vụ chi cho từng cấp chính quyền ở địa phương đã được quy định cụ thể, rõ ràng. Chính quyền địa phương đã bước đầu chủ động trong việc xây dựng và phân bổ ngân sách cấp mình, chủ động khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Việc bố trí chi tiêu ngân sách hiệu quả hơn, hạn chế tình trạng cấp trên can thiệp vào công việc của cấp dưới, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đảm bảo ngân sách xã, thị trấn được hưởng tối thiểu 70% các khoản thu phân chia như thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất, thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh, thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình, lệ phí trước bạ nhà đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)