5. Kết cấu luận văn
4.1.1. Quan điểm định hướng
a) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 nhằm phát huy và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng, lợi thế và các nguồn lực vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững, đưa Thái Nguyên trở thành tỉnh có trình độ phát triển ở mức khá của vùng trung du miền núi phía Bắc và cả nước.
b) Phát triển nhanh các ngành kinh tế, tạo ra bước đột phá về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực, gắn sản xuất với thị trường; nâng cao rõ rệt chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm, các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế. Tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ; coi trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, quy mô hàng hóa lớn, gắn với xây dựng nông thôn mới, nhanh chóng tạo ra yếu tố bên trong vững mạnh, tranh thủ lợi thế từ bên ngoài, gắn Thái Nguyên trong mối quan hệ tổng thể với các tỉnh trong vùng trung du miền núi phía Bắc, các đô thị của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ để thu hút vốn đầu tư và công nghệ mới, nhất là cho phát triển công nghiệp và dịch vụ.
c) Phát huy yếu tố con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ các tỉnh, khuyến khích mọi người cùng làm giàu chính đáng cho mình và xã hội.
d) Gắn chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với chỉ tiêu công bằng xã hội nhằm trước hết tạo công ăn việc làm, giảm nghèo và nâng cao mức sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Quan tâm thỏa đáng về cơ sở hạ tầng kỹ
thuật và phúc lợi xã hội đối với khu vực nông thôn, phấn đấu giảm hộ nghèo tới mức thấp nhất.
e) Phát triển kinh tế - xã hội phải kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường sinh thái và khai thác tài nguyên hợp lý, hiệu quả. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vững mạnh.