Định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 97 - 99)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên đến

năm 2020

4.1.1. Quan điểm định hướng

a) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 nhằm phát huy và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng, lợi thế và các nguồn lực vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững, đưa Thái Nguyên trở thành tỉnh có trình độ phát triển ở mức khá của vùng trung du miền núi phía Bắc và cả nước.

b) Phát triển nhanh các ngành kinh tế, tạo ra bước đột phá về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực, gắn sản xuất với thị trường; nâng cao rõ rệt chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm, các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế. Tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ; coi trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, quy mô hàng hóa lớn, gắn với xây dựng nông thôn mới, nhanh chóng tạo ra yếu tố bên trong vững mạnh, tranh thủ lợi thế từ bên ngoài, gắn Thái Nguyên trong mối quan hệ tổng thể với các tỉnh trong vùng trung du miền núi phía Bắc, các đô thị của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ để thu hút vốn đầu tư và công nghệ mới, nhất là cho phát triển công nghiệp và dịch vụ.

c) Phát huy yếu tố con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ các tỉnh, khuyến khích mọi người cùng làm giàu chính đáng cho mình và xã hội.

d) Gắn chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với chỉ tiêu công bằng xã hội nhằm trước hết tạo công ăn việc làm, giảm nghèo và nâng cao mức sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Quan tâm thỏa đáng về cơ sở hạ tầng kỹ

thuật và phúc lợi xã hội đối với khu vực nông thôn, phấn đấu giảm hộ nghèo tới mức thấp nhất.

e) Phát triển kinh tế - xã hội phải kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường sinh thái và khai thác tài nguyên hợp lý, hiệu quả. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vững mạnh.

4.1.2. Mục tiêu định hướng

4.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 có tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, đồng thời nâng cao chất lượng tăng trưởng. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, công nghệ cao, gắn với xây dựng nông thôn mới; tập trung phát triển công nghiệp với nhịp độ tăng trưởng cao, mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ. Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống.

Phát triển sự nghiệp văn hóa - xã hội; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao. Cải thiện đời sống nhân dân đi đôi với giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2020, Thái Nguyên trở thành tỉnh nông thôn mới, có nền nông nghiệp và công nghiệp theo hướng hiện đại.

4.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

1 - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) phấn đấu tăng bình quân hàng năm 10%.

2 - Cơ cấu kinh tế đến năm 2020 : Công nghiệp - Xây dựng: 52-53%, khu vực dịch vụ: 36-37%; khu vực nông - lâm nghiệp - thủy sản: 11-12%

3 - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm: 15% 4 - Giá trị nông lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 4%/năm.

5- Giá trị xuất khẩu trên địa bàn tăng bình quân hàng năm 8-9 %.

6- Thu ngân sách nhà nước trong cân đối bình quân tăng 16%/năm (không bao gồm thu tiền sử dụng đất).

7- GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 85-86 triệu đồng (tương đương 3.300 USD)

8- Đến năm 2020 có 50 % xã đạt chuẩn nông thôn mới.

9- Cũng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục các bậc học; phấn đấu đến năm 2020 có 80% số trường đạt chuẩn quốc gia; có 8% học sinh dân tộc thiểu số được học tại các trường dân tộc nội trú thuộc tỉnh.

10- Đến năm 2020 có >90% hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá; 70% làng, bản tổ dân phố đạt chuẩn văn hoá; >90% cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu văn hoá.

11- Đến năm 2020 có 80% số xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế (theo tiêu chí mới), giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn dưới 10%; số giường bệnh/vạn dân đạt 44-45 giường;

12- Số người lao động có việc làm tăng thêm bình quân hàng năm 15.000 người, trong đó xuất khẩu lao động 1000 người. Đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, trong đó qua đào tạo có chứng chỉ nghề từ 26-28%.

13- Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm đạt 1,8-2 % (theo chuẩn nghèo hiện hành)

14- Đến năm 2020, tỷ lệ che phủ rừng đạt 50 %; có 95% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh;trên 80% khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung; 95% rác thải sinh hoạt, rác thải y tế được xử lý, 60% nước thải sinh hoạt được xử lý đạt tiêu chuẩn B.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)