Hoàn thiện quy trình ngân sác hở địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 105 - 107)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách và điều hành ngân

4.3.1. Hoàn thiện quy trình ngân sác hở địa phương

Phân cấp quản lý NSĐP găn liền với hệ thống NSNN. Do vậy vấn đề hoàn thiện phân cấp quản lý NSĐP nên được xem xét cùng với việc hoàn thiện hệ thống NSNN nhằm đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả hoạt động của hệ thống NSNN. Với hệ thống hành chính nhà nước hiện nay được tổ chức theo cơ cấu hình tháp gồm 4 cấp: Trung ương và 3 cấp chính quyền địa

phương: cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Trong việc kiện toàn bộ máy chính quyền địa phương chỉ nên để cấp tỉnh, cấp xã là 2 cấp kế hoạch ngân sách và bỏ bớt cấp huyện. Ở cấp xã cần nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý cho cán bộ chủ chốt hơn nữa. Ở cấp huyện không cần có UBND và HĐND. Cấp huyện chỉ là cơ quan chỉ đạo các xã thực hiện những chủ trương chính sách của cấp tỉnh, chính sách pháp luật chung của trung ương. Như vậy hệ thống NSNN ở nước ta chi cần có 3 cấp: trung ương, tỉnh, xã. Điều này nhằm xoá bỏ tính lồng ghép của hệ thống NSNN, nhằm làm cho quyền hạn của từng cấp ngân sách được quy định rõ ràng hơn. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay thì chưa thực hiện ngay được mô hình ngân sách không lồng ghép do việc phân cấp kinh tế - xã hội giữa các cấp chính quyền địa phương là chưa thống nhất, đặc biệt trong bối cảnh thí điểm không tổ chức HĐND ở một số quận, huyện, phường theo Nghị quyết trung ương 5 khoá X, theo đó không có ngân sách ở một số quận, huyện và phường sẽ rất phức tạp khi thiết kế nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương.

Do vậy vấn đề hoàn thiện hệ thống NSNN ở nước ta nên theo hướng sau: Trước mắt (năm 2016 và 1 vài năm tiếp theo) hệ thống NSNN ở nước ta vẫn bao gồm 4 cấp ngân sách như hiện nay. Đồng thời sửa đổi một số nội dung cho phù hợp: Quốc hội chỉ quyết định tổng chi NSNN, bao gồm chi NSTW và chi NSĐP. Đối với NSĐP không quyết định chi tiết theo các lĩnh vực chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách và không quyết định trong tổng chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. Việc sửa đổi này sẽ tạo quyền chủ động hơn cho địa phương trong việc quyết định ngân sách. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu thực hiện phương án xoá bỏ tính lồng ghép trong hệ thống NSNN tạo tiền đề đi dần tới thông lệ quốc tế, gắn với việc sửa đổi Hiến pháp và các Luật có liên quan để đưa vào thực hiện trong vài năm tới. Những giải pháp tiếp theo để

hoàn thiện phân cấp quản lý NSĐP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nêu dưới đây trên cơ sở tiếp tục thực hiện hệ thống NSNN gồm 4 cấp có sự sửa đổi bổ sung như trên.

- Quy định về thời kỳ ổn định ngân sách: Theo quy định của Luật NSNN, thực hiện phân chia tỷ lệ phần trăm đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp và bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được ổn định từ 3 đến 5 năm. Thực tế Quốc hội đã quyết định thời kỳ ổn định ngân sách trong các giai đoạn vừa qua là 3 năm (2004-2006) và 4 năm (2007-2010) 5 năm (2011-2015 kéo dài sang năm 2016) chưa phù hợp và gắn kết với kế hoach phát triển kinh tế xã hội 5 năm. Đề nghị điều chỉnh lại thời kỳ ổn định ngân sách là 5 năm.

- Đổi mới cơ cấu thành viên HĐND các cấp để đảm bảo tính khách quan trong việc xem xét và quyết định NSĐP. Ngoài việc đưa ra các tiêu chuẩn của thành viên HĐND các cấp, cần quy định một tỷ lệ hợp lý thành viên UBND trong cơ cấu HĐND để khắc phục tình trạng quyết định ngân sách một cách hình thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)