Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách giữa các cấp ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 68 - 85)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng phân cấp quản lý ngân sách trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

3.2.2. Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách giữa các cấp ngân

Căn cứ quy định Luật NSNN năm 2002, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN, Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính về

hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ, HĐND tỉnh khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 13/2010/NQ-HĐND ngày 20/7/2010 của HĐND tỉnh quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách tỉnh Thái Nguyên từ năm 2011 đến năm 2015.

3.2.2.1. Về phân cấp nguồn thu

* Phân cấp nguồn thu giữa các cấp NSĐP chia làm hai nhóm:

- Nhóm 1: Nguồn thu ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã, phường hưởng 100%.

- Nhóm 2: Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ (%) giữa ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương.

Việc quy định tỷ lệ (%) phân chia giữa các cấp ngân sách đối với một số khoan thu như thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất có căn cứ vào đặc điểm kinh tế - xã hội, tính chất khu vực của từng huyện, thị xã, thành phố.

Hiện tại phân cấp nguồn thu giữa các cấp NSĐP thực hiện theo Nghị quyết số 13/2010/NQ-HĐND ngày 20/7/2010 của HĐND tỉnh quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách tỉnh Thái Nguyên từ năm 2011 đến năm 2015, cụ thể:

- Các khoản thu ngân sách tỉnh hưởng 100%:

+ Thuế giá trị gia tăng thu từ các doanh nghiệp do trung ương, địa phương quản lý, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ các doanh nghiệp do trung ương, địa phương quản lý, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành;

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ các doanh nghiệp do trung ương, địa phương quản lý, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

+ Các khoản thu khác phát sinh từ các doanh nghiệp do trung ương, địa phương quản lý, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

+ Thuế thu nhập cá nhân (trừ thu nhập cá nhân chuyển nhượng bất động sản);

+ Phí xăng, dầu;

+ Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;

+ Các khoản phí, lệ phí và các khoản thu khác nộp vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định của pháp luật (trừ phí bảo vệ môi trường khai thác khoáng sản);

+ Tiền thu từ hoạt động sự nghiệp nộp vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;

+ Huy động của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng nộp vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;

+ Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho ngân sách cấp tỉnh;

+ Thu kết dư ngân sách cấp tỉnh;

+ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. - Các khoản thu ngân sách cấp huyện hưởng 100%: + Thu tiền cho thuê đất;

+ Tiền cho thuê và tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước;

+ Các khoản phí, lệ phí nộp ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật;

+ Thu tiền từ hoạt động sự nghiệp ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật;

+ Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho cấp huyện theo quy định của pháp luật;

+ Đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng cho ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật;

+ Đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân ở trong và ngoài nước cho ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật;

+ Thu kết dư ngân sách huyện;

+ Thu bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh;

+ Các khoản thu khác theo quy định của Pháp luật. - Các khoản thu ngân sách cấp xã, thị trấn hưởng 100%: + Thuế môn bài từ cá nhân, hộ kinh doanh ở xã, thị trấn; + Thuế sử dụng đất nông nghiệp;

+ Các khoản phí, lệ phí và các khoản đóng góp thu cho ngân sách xã, thị trấn theo quy định của pháp luật;

+ Thu từ sử dụng quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;

+ Tiền thu từ hoạt động sự nghiệp nộp ngân sách xã, thị trấn theo quy định của pháp luật;

+ Các khoản đóng góp tự nguyện cho ngân sách xã, thị trấn theo quy định của pháp luật;

+ Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách xã, thị trấn theo quy định của pháp luật;

+ Thu kết dư ngân sách xã, thị trấn; + Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên;

+ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật * Kết quả thực hiện qua các năm giai đoạn 2011-2015

Bảng 3.1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015 Năm Dự toán (Triệu đồng) Thực hiện (Triệu đồng) % hoàn thành KH

Tăng với năm trước (%) 2011 2.915.000 3.661.959 125,6% 134,4% 2012 3.420.000 4.056.301 118,6% 110,7% 2013 3.700.000 4.606.705 124,5% 113,5% 2014 4.252.000 5.077.654 119,4% 110,2% 2015 4.828.000 7.484.844 155,0% 147,0%

Kết quả thu ngân sách của tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ này đạt tốc độ tăng nhanh, năm 2011 là năm đầu tiên tỉnh miền núi Thái Nguyên đạt được số thu trên 3000 tỷ. Kết quả thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Tổng hợp thu NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn năm 2011-2015

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng thu NSNN

trên địa bàn 3.661.959 4.056.301 4.606.705 5.077.654 7.484.844

Thu cân đối ngân sách 3.252.867 3.539.460 3.926.260 4.914.420 7.320.081

- Thu nội địa 2.975.090 3.087.182 3.378.471 4.164.760 5.899.536

- Thu từ hoạt động

xuất, nhập khấu 277.777 452.278 547.789 749.660 1.420.545 Thu quản lý qua NS 409.092 516.841 680.445 163.234 164.763

Nguồn: Báo cáo quyết toán NSNN các năm 2011-2015, UBND tỉnh Thái Nguyên

Nguồn thu ngân sách các cấp ở địa phương được thể hiện trong bảng 3.3

Bảng 3.3. Tỷ trọng thu ngân sách các cấp giai đoạn năm 2011-2015

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

A. Tổng thu NSNN trên địa bàn 3.252.867 3.539.460 3.926.260 4.914.420 7.320.081

- Thu nội địa 2.975.090 3.087.182 3.378.471 4.164.760 5.899.536

- Thu xuất, nhập khấu 277.777 452.278 547.789 749.660 1.420.545

B. Thu ngân sách các cấp 3.661.959 4.056.301 4.606.705 5.077.654 7.484.844

I. Thu NSTW 292.196 470.999 578.197 801.703 1.520.693

II. Thu NSĐP 3.369.763 3.585.302 4.028.508 4.275.951 5.964.155

1. Thu ngân sách cấp tỉnh 1.816.781 1.988.344 2.342.807 2.385.870 3.792.348

2. Thu ngân sách cấp huyện 1.460.630 1.505.004 1.530.174 1.732.761 2.018.541

3. Thu ngân sách cấp xã 92..352 91.954 155.527 157.320 153.266

Nguồn: Báo cáo quyết toán NSNN các năm 2011-2015, UBND tỉnh Thái Nguyên

Bảng 3.3 cho thấy trên cơ sở kết quả thực hiện thu NSNN qua các năm, nguồn thu NSTW được hưởng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn thu phát sinh trên địa bàn, chủ yếu là nguồn thu xuất nhập khẩu. Riêng năm 2015 nguồn thu NSTW tăng mạnh do có mặt hàng xuất khẩu của công ty Samsung.

Đối với nguồn thu NSĐP: Nguồn thu ngân sách cấp tỉnh hưởng chiếm tỷ trọng lớn nhất, hàng năm đều có chiều hướng tăng lên: năm 2011 thu ngân sách cấp tỉnh hưởng chiếm 53,9% tổng thu NSĐP, năm 2012 là 55,5% tổng

thu NSĐP, 2013 là 58,2% tổng thu NSĐP, 2014 là 55,8% tổng thu NSĐP, 2015 là 63,6% tổng thu NSĐP. Nguyên nhân là do một số khoản thu có số thu lớn, hàng năm có tốc độ tăng cao như thu doanh nghiệp nhà nước trung ương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu tiền sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân là những khoản thu ngân sách tỉnh được hưởng 100%, ngân sách huyện và ngân sách xã không được hưởng.

Tỷ trọng thu ngân sách cấp huyện qua các năm có xu hướng giảm đi: năm 2011 là 43,3%; năm 2012 là 41,9%; năm 2013 là 37,9%; năm 2014 là 40,5%; năm 2015 là 33,8%. Tỷ trọng nguồn thu ngân sách xã được hưởng chiếm tỷ trọng rất thấp dưới 4% và có xu hướng giảm dần.

Nguyên nhân là do một số khoản thu có số thu lớn, hàng năm có tốc độ tăng cao như thu doanh nghiệp nhà nước trung ương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thuế thu nhập cá nhân… là những khoản thu ngân sách tỉnh hưởng 100%, ngân sách huyện và xã không được hưởng.

Đối với các khoản thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, mặc dù ngân sách địa phương không được hưởng (Ngân sách Trung ương hưởng 100%) nhưng cũng được tỉnh rất quan tâm chỉ đạo thực hiện.

Bảng 3.4. Tổng hợp thu ngân sách cấp huyện, thị xã, thành phố giai đoạn năm 2011-2015

Đơn vị: Triệu đồng

STT Nội dung Năm

2011

Năm 2012

Năm

2013 Năm 2014 Năm 2015 Nguồn thu NS huyện,

thị xã, TP 3.573.601 4.194.831 4.498.525 5.060.185 5.878.231

1 Các khoản thu được

hưởng theo phân cấp 1.552.982 1.596.958 1.685.701 1.890.081 2.171.807

- NSĐP được hưởng

theo tỷ lệ phân cấp 1.506.571 1.538.193 1.570.026 1.770.383 2.045.779

- Thu quản lý qua NS 46.411 58.765 115.675 119.698 126.028

2 Thu BS từ NS cấp tỉnh 1.678.968 2.197.878 2.506.374 2.820.786 3.201.342

3 Thu chuyển nguồn 341.651 399.995 306.450 349.319 505.083

Bảng số liệu về thu ngân sách cấp huyện, thành phố, thị xã giai đoạn 2011-2015 cho thấy với quy định tăng cường phân cấp nguồn thu và tỷ lệ % phân chia cho cấp huyện, cấp xã đã làm cho số thu ngân sách cấp huyện, cấp xã được hưởng theo phân cấp tăng nhanh qua các năm. Số thu ngân sách cấp huyện và cấp xã được hưởng theo phân cấp năm 2011 năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách mới đã tăng 54% so với năm 2010 (số thu theo tỷ lệ phân cấp năm 2010: 1.006.668trđ) và đến năm 2015 thì con số này là: 115%. Số thu ngân sách cấp huyện, cấp xã tăng đều ở các khoản thu được hưởng 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa các cấp ngân sách chính quyền địa phương. Các khoản thu ngân sách cấp huyện, cấp xã được hưởng 100% chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách cấp huyện, cấp xã được hưởng theo phân cấp đã khẳng định nguyên tắc của phân cấp nguồn thu: các khoản thu được hưởng 100% là nguồn thu chủ yếu của mỗi cấp ngân sách huyện, xã. Điều đó chứng tỏ việc tăng cường phân cấp cho cấp huyện, cấp xã đã phát huy hiệu quả tích cực. Khuyến khích chính quyền cấp huyện, cấp xã quan tâm quản lý, nuôi dưỡng và khai thác nguồn thu ngân sách cấp huyện, cấp xã hưởng 100%.

Trong phân cấp NSĐP, điểm đáng lưu ý nhất đó là thực hiện Luật NSNN năm 2002, việc phân cấp nguồn thu cho ngân sách xã được tăng cường nhiều hơn, theo đó ngân sách xã được hưởng 70% đối với các khoản thu: thuế nhà đất; thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế sử dụng đất nông nghiệp; lệ phí trước bạ nhà, đất. Khoản thu tiền sử dụng đất cũng được điều chỉnh theo hướng tăng tỷ lệ (%) phân chia cho ngân sách cấp huyện, cấp xã để có thêm nguồn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo phân cấp, khuyến khích đẩy mạnh đấu giá quyền sử dụng đất và giao đất có thu tiền; Luật NSNN năm 2002 cũng quy định khoản thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa dịch vụ trong nước và phí xăng dầu là nguồn thu phân chia giữa NSTW và NSĐP (trước đây là khoản thu NSTW hưởng 100%). Nhờ vậy đã khuyến khích các địa phương

tăng cường công tác quản lý tài chính, ngân sách, phấn đấu tăng thu ngân sách, sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của từng địa phương và cả nước theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc và Nghị quyết Đảng bộ địa tỉnh Thái Nguyên.

3.2.2.2. Về phân cấp nhiệm vụ chi

Nhìn chung, việc phân cấp nhiệm vụ chi NSĐP là tương đối ổn định; Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã được phân cấp tương tự như trong Luật NSNN năm 1996. Khi Luật NSNN năm 2002 được ban hành (thay thế Luật NSNN năm 1996), có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004, chỉ quy định nhiệm vụ chi giữa NSTW và NSĐP. HĐND cấp tỉnh có nhiệm vụ quy định phân cấp nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương. Tuy nhiên, do phân cấp nhiệm vụ chi cụ thể cho các cấp ngân sách ở địa phương theo Luật NSNN năm 1996 tương đối khoa học, phù hợp với đặc điểm tình hình của từng cấp chính quyền nên việc phân cấp cụ thể nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương cơ bản vẫn giữ ổn định như trước khi có Luật NSNN năm 2002.

* Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh: Ngân sách cấp tỉnh được phân cấp đảm nhiệm những nhiệm vụ chi lớn, có tính chất ảnh hưởng đến toàn vùng, thể hiện ngân sách cấp tỉnh giữ vai trò chủ đạo trong NSĐP.

a) Chi đầu tư phát triển:

- Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do tỉnh quản lý;

- Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của tỉnh theo quy định của Pháp luật;

- Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia do các cơ quan địa phương thực hiện;

b) Chi thường xuyên:

- Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các sự nghiệp khác do cấp tỉnh quản lý:

+ Giáo dục phổ thông, bổ túc văn hoá, phổ thông dân tộc nội trú và các hoạt động giáo dục khác;

+ Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề, đào tạo ngắn hạn và các hình thức đào tạo bồi dưỡng khác;

+ Chi cho phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động y tế khác;

+ Các trại xã hội, cứu tế xã hội, cứu đói, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác;

+ Bảo tồn, bảo tàng, thư viện, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động văn hoá khác;

+ Phát thanh, truyền hình và các hoạt động thông tin khác;

+ Bồi dưỡng, huấn luyện huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển cấp tỉnh; quản lý các cơ sở thi đấu thể dục, thể thao và các hoạt động thể dục, thể thao khác;

+ Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, các hoạt động sự nghiệp khoa học, công nghệ khác;

+ Các sự nghiệp khác do tỉnh quản lý;

- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do tỉnh quản lý:

+ Sự nghiệp giao thông: duy tu bảo dưỡng và sửa chữa cầu đường và các công trình giao thông khác; lập biển báo và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường;

+ Sự nghiệp Nông nghiệp, thuỷ lợi và lâm nghiệp; duy tu bảo dưỡng các tuyến đê, các công trình thuỷ lợi, các trạm trại nông nghiệp, lâm nghiệp, công tác khuyến nông, khuyến lâm; chi khoanh nuôi, bảo vệ, phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản;

+ Sự nghiệp thị chính khác do cấp tỉnh quản lý;

+ Đo đạc, lập bản đồ, lưu trữ hồ sơ địa chính và các hoạt động sự nghiệp địa chính khác do tỉnh quản lý;

+ Điều tra cơ bản;

+ Các sự nghiệp kinh tế khác;

- Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân sách tỉnh đảm bảo theo quy định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 68 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)