Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 116 - 119)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách và điều hành ngân

4.3.5. Một số giải pháp khác

4.3.5.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức quản lý ngân sách địa phương

Một trong những nhân tố cực kỳ quan trọng trong điều hành ngân sách địa phương đúng luật và hiệu quả là nhân tố con người hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân sách. Tài chính ngân sách là vấn đề phức tạp, hơn nữa quy định về quản lý điều hành ngân sách luôn phải thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu đổi mới, do vậy phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức để họ nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ, có khả năng ứng phó nhanh, tham mưu cho lãnh đạo điều hành các cấp ngân sách địa phương xử lý công việc kịp thời, đúng hướng.

- Tuyển dụng cán bộ có trình độ cao, làm việc đúng chuyên ngành. - Có kế hoạch tăng cường đào tạo, giáo dục tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công chức.

- Cải tiến lề lối làm việc, nâng cao trách nhiệm của mỗi cán bộ công chức. - Xây dựng chiến lược quy hoạch cán bộ quản lý ngân sách bằng cách đào tạo và đào tạo lại gắn với tiêu chuẩn hóa từng chức danh và yêu cầu công tác. Bên cạnh đào tạo chuyên môn nghiệp vụ còn phải chú ý bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước, kinh tế, thị trường, ngoại ngữ, tin học…

- Hàng năm phải đánh giá trách nhiệm, nhiệm vụ của cán bộ công chức, xử lý nghiêm minh các trường hợp cố ý làm sai trong quản lý ngân sách

4.3.5.2. Đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước

- Nghiên cứu xây dựng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu thuộc thẩm quyền của địa phương để tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh

ban hành. Việc xây dựng các chế độ, tiêu chuẩn định,mức chi tiêu cần có căn cứ khoa học, dựa trên cơ sở khả năng cân đối của NSĐP.

- Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách tài chính ngân sách nhằm tạo điều kiện cho tài chính ngân sách thực sự là công cụ mở đường trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

- Giảm bớt các thủ tục hành chính. Thực hiện tốt cơ chế một cửa trong việc xử lý các công việc, tăng cường hiệu quả quản lý ngân sách.

4.3.5.3. Đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý ngân sách

Trước sự phát triển ngày càng đa dạng, quy mô ngày càng lớn của các hoạt động tài chính ngân sách, việc quản lý đối với các hoạt động này ngày càng phức tạp, kiểm soát khó khăn. Phương pháp quản lý thủ công, truyền thống ngày càng bộc lộ những nhược điểm cần phải khắc phục. Việc ứng dụng tin học vào hoạt động quản lý ngân sách là một trong những biện pháp rất quan trọng, cần thiết nhằm hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý ngân sách.

Cần phải đầu tư cơ sở vật chất về công nghệ thông tin để đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý ngân sách tạo sự đồng bộ, thống nhất nhanh trong số liệu thu, chi giữa các cơ quan Tài chính - Thuế - Kho bạc, phục vụ công tác cân đối ngân sách các cấp, nâng cao hiệu quả của chu trình ngân sách.

4.3.5.4. Biện pháp thực hiện những giải pháp về quản lý ngân sách tỉnh Thái Nguyên

- Quản lý ngân sách tỉnh

+ Khuyến nghị với trung uơng kịp thời sửa đổi hoặc bổ sung các quy định không còn phù hợp, đặc biệt là tỷ lệ phân định các nguồn thu giữa NSTW với NSĐP, các định mức chi tiêu lỗi thời và nâng cao quyền tự chủ trong NSĐP của UBND tỉnh.

+ Nâng cao chất lượng phân bổ ngân sách theo nguyên tắc công bằng, công khai, minh bạch; khắc phục tình trạng “xin - cho” hoặc đầu tư dàn trải gâ lãng phí và kém hiệu quả trên địa bàn của tỉnh.

+ Mở rộng quyền quyết định cho địa phương về hạn mức đầu tư của nước ngoài và huy động vốn cho NSĐP bằng phát hành trái phiếu khi cần thiết phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế địa phương.

+ Hoàn chỉnh kịp thời các định mức chi tiêu của NSĐP cho phù hợp với nhu cầu thực tế trong thực thi NSĐP.

+ Tổ chức chặt chẽ quy trình quản lý ngân sách, đặc biệt là khâu chấp hành NSĐP, bằng sự phối hợp quản lý một cách đồng bộ, có hiệu quả của các cơ quan hữu quan: Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước, Hải quan, Ngân hàng và các thể chế thanh tra, kiểm tra NSĐP.

- Quản lý ngân sách huyện

+ Điều chỉnh hợp lý các tỷ lệ phân chia các nguồn thu giữa ngân sách tỉnh và huyện - thị; nhằm khuyến khích chính quyền cấp huyện thực sự quan tâm khai thác các nguồn thu ở địa phương.

+ Nâng cao quyền tự quyết ngân sách của UBND huyện, thị để đảm bảo tính xác thực trong hoạt động ngân sách huyện, thị.

- Quản lý ngân sách xã

+ Xây dựng ngân sách xã thành một khâu hoàn chỉnh và thực sự trở thành một bộ phận cấu thành ngân sách tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý thống nhất của NSĐP.

+ Mở rộng quyền tự chủ cho UBND xã trên một số khoản chi tiêu về an sinh xã hội và công ích của địa phương để đáp ứng kịp thời nhu cầu quản lý chính quyền cấp xã.

+ Khuyến khích chính quyền cấp xã khai thác các nguồn thu tiềm năng ở xã và được hưởng một tỷ lệ cao để lại cho ngân sách xã trên các khoản thu đó, nhằm góp phần xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 116 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)