Đặc điểm địa lý tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 60 - 62)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên

Thái Nguyên là tỉnh miền núi vùng cao, nằm trong vùng trung du và miền núi phía Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn; phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội; phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc; Tuyên Quang. Thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế - văn hoá của tỉnh Thái Nguyên, cách thủ đô Hà Nội 80km về phía Bắc.

Tỉnh Thái Nguyên có tài nguyên thiên nhiên không lớn nhưng đa dạng và phong phú, là cơ sở để ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản khẳng định là ngành mũi nhọn của tỉnh.

Thái Nguyên có tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và lịch sử: Hồ Núi Cốc là một cảnh quan thiên nhiên đẹp, là tiềm năng lớn để phát triển du lịch; An toàn khu ATK Định Hoá, đền thờ Bác Hồ là nơi ghi nhiều dấu ấn lịch sử cách mạng, đồng thời lại có cảnh quan thiên nhiên đẹp, thu hút nhiều du khách khắp nơi trong cả nước.

Vị trí địa lý của Thái Nguyên ở vào thế khó khăn so với nhiều tỉnh khác trong vùng, không có cửa khẩu biên giới nên việc giao lưu kinh tế, thu hút nguồn lực để đầu tư gặp nhiều khó khăn.

Năm 2015 dân số toàn tỉnh khoảng 1.17 triệu người, có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (6 huyện, 2 thành phố và 1 thị xã), 180 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 140 xã, 30 phường, 10 thị trấn, với 8 dân tộc anh em đang sinh sống trên địa bàn tỉnh chủ yếu là người Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Dao… Dân số phân bổ không đều. Dân số nông thôn chiếm 76,1% và dân số

thành thị chiếm 23,9%. Số người trong độ tuổi lao động là 679.623 người (chiếm 60,1% tổng dân số).

Trong những năm gần đây tỉnh Thái Nguyên đã có bước phát triển nhanh và tương đối toàn diện cả về kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm tương đối các ngành nông nghiệp. Kết cấu hạ tầng được đầu tư và có bước phát triển đáng kể. Nhiều lĩnh vực văn hoá, xã hội, xoá đói giảm nghèo đã đạt đuợc kết quả quan trọng.

Bên cạnh nhưng thuận lợi và kết quả đã đạt được thì tỉnh Thái Nguyên còn gặp rất nhiều khó khăn như:

- Hệ thống kết cấu hạ tầng tuy có được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp, đặc biệt là hệ thống giao thông. Chưa có sự chuyển biến đáng kể về chất lượng nguồn nhân lực, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn rất thấp và cán bộ quản lý có năng lực ở địa phương còn hạn chế.

- Môi trường đầu tư chưa thực sự cạnh tranh, công tác xúc tiến đầu tư chưa được các ngành, các cấp quan tâm thoả đáng nên thu hút vốn đầu tư còn yếu. Các công trình công nghiệp địa phương quy mô còn nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, thiếu vốn, kết quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh còn hạn chế.

- Thái Nguyên là tỉnh nằm trong vùng trung du miền núi Bắc Bộ, nơi có trình độ dân trí còn thấp, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao cho nên việc tiếp thu kiến thức văn hoá, quản lý kinh tế và tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất bị hạn chế.

Như vậy, xem xét một cách tổng thể mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng đến nay nền kinh tế Thái Nguyên vẫn còn ở mức trung bình so với mặt bằng chung của cả nước. Từ đó ảnh hưởng nhiều tới phân cấp quản lý ngân sách điạ phương trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)