6. Kết cấu đề tài
2.3.1 Tổng quan về thị trường hiệu quả
Kendall (1953) lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ bước đi ngẫu nhiên trong lý thuyết tài chính, đã quan sát 22 chỉ số chứng khoán Anh và giá cả hàng hóa Mỹ để tìm ra chu kỳ giá thường xuyên. Osborne (1959) đã chứng minh giá cổ phiếu Hoa Kỳ
chuyển động ngẫu nhiên giống như các hạt phân tử. Fama (1965) đã thảo luận một số
bằng chứng thực nghiệm hỗ trợ lý thuyết bước đi ngẫu nhiên trong luận án tiến sĩ của
mình. Sau đó, ông đã trình bày luận án tiến sĩ tại Hội nghị Quản lý của Đại học Chicago vào năm 1965. Ông là người đầu tiên đưa khái niệm thị trường hiệu quả được biết đến một cách rộng rãi “ Thị trường hiệu quả là thị trường được điều chỉnh rất nhanh chóng bởi các thông tin mới”. Sau đó, Fama (1970) tổng kết rằng: “Thị trường mà tại đó giá luôn phản ánh những thông tin sẵn có, được gọi là thị trường hiệu quả”.Bên cạnh đó, Jensen (1978) đã củng cố lý thuyết này khi cho rằng “ Một thị trường hiệu quả là thị trường mà trong đó thông tin được phản ánh trong mức giá cho tới khi lợi ích biên của giao dịch khi có được thông tin đó không thể vượt quá chi
phí biên của việc khai thác thông tin”. Malkiel (1992) lập luận rằng một thị trường vốn được cho là hiệu quả nếu nó phản ánh đầy đủ và chính xác tất cả các thông tin liên quan trong việc xác định giá chứ ng khoán.
Lý thuyết thị trường hiệu quả được coi như kim chỉ nam cho nhiều nhà phân tích.Nói chung lại, các tác giả đã thố ng nhất để đưa ra khái niệm về thị trường hiệu quả “ Một thị trường được coi là hiệu quả về mặt thông tin khi giá cả của loại hàng hóa giao dịch trên thị trường được phản ánh đầy đủ và tức thời bởi các thông tin có sẵn liên quan”.