6. Kết cấu đề tài
3.1 Giới thiệu chung thị trường chứng khoán việt nam và cơ sở pháp lý công
VÀ
CƠ SỞ PHÁP LÝ CÔNG BỐ THÔNG TIN 3.1.1 Hoạt động của TTCK Việt Nam
về chỉ số chứng khoán
Có thể thấy rằng diễn biến của chỉ số chứng khoán VN- Index từ năm 2000
đến nay đã có nhiều thay đổi lớn (Hình 3.1). Năm 2001, chỉ số Vnindex bắt đầu ở ngưỡng dưới 100 điểm. Đến năm 2006, chỉ số Vn Index tăng mạnh và ở mức 550 điểm. Năm 2007, chỉ số Vn Index đạt được mức đỉnh cao nhất trong lịch sử là 1179,3
điểm. Trong giai đoạn 10 năm tiếp theo, từ năm 2007 đến 2017, thị trường chứng kiến sự suy giảm của chỉ số Vn-Index khi chỉ số dao động quanh vùng 600-700 điểm.
Bên cạnh đó, chỉ số HN-index cũng giảm hơn 10% so với năm 2017. Đến năm 2018, chỉ số Vn-Index và HN- index đã tiệm cận mức đỉnh cao nhất so với chỉ số mà
Hình 3.1: Diễn biến VN-Index từ năm 2000 đến nay
Về thị trường cổ phiếu
Trong năm 2013, mức vốn hóa thị trường và % GDP có sự tăng mạnh (Hình 3.2). Cụ thể, mức vốn hóa thị trường của Việt Nam năm 2013 đạt xấp xỉ 964 nghìn tỷ đồng, tương đương với mức GDP là 31%. So với năm 2012, mức vốn hóa đã tăng một khoảng ứng với 199 tỷ đồng. Trong năm 2016, các chỉ số này tiếp tục tăng với tổng vốn hóa của thị trường đạt hơn mức 1.64 triệu tỷ đồng, chủ yếu đến từ mức tăng
vốn hóa trên sàn HOSE. Có thể nhậ n thấy thị trường cổ phiếu tăng trưởng vượt bậc về quy mô trong giai đoạn gần 20 năm. Tiếp đó, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt ngưỡng gần 3,9 triệu tỷ đồng, tăng một khoảng 10,6% so với 2017, xấp xỉ với 70,2% GDP năm 2018, vượt mức đặt ra 70% GDP đề ra tại “Chiến lược phát triể n TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020”. Giá trị đạt trung bình giao dịch cổ phiế u đạt 6.500 tỷ đồng/phiên, đạt hơn mức 29% so với năm 2017.
Hình 3.2: Quy mô thị trường cổ phiếu giai đoạn 2000 - 2019
Đơn vị: nghìn tỷ đồng Quy mô thị trường
Vốn hóa ^—% GDP
T T
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2017 (từ tháng 8-12) Năm 2018 Tháng 4/2019 KLGD bình quân/phiên hợp đồng 10.954 78.791 80.729 ^^2 Khối lượng OI (cuối kỳ) hợp đồng 8.077 21.653 21.267
về thị trường trái phiếu
Có thể thấy rằng, quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam đang dần tăng nhanh
qua các năm. Từ năm 2004 đến năm 2007, thị trường trái phiếu chính phủ tăng mạnh từ 5% GDP đã vươn đến gần 15% GDP. Giai đoạn từ tháng 9/2014 đến tháng 12/2018, quy mô thị trường trái phiếu không có thay đổi đáng kể khi duy trì ở quanh mức 23% GDP, trong đó trái phiếu chính phủ ở mức 21.5 % và trái phiếu doanh nghiệp đạt 1.5%. Tổ ng giá trị của trái phiếu phát hành trong nền kinh tế, trái phiế u doanh nghiệp cho thấy mức tăng trưởng khả quan khi tốc độ tăng trưởng đạt 8,6%/năm và 23%/năm. Bên cạnh đó, giá trị của trái phiếu doanh nghiệp được phát hành đã chứng khiến mức tăng trưởng mạnh qua các năm. Điều này phản ánh việc huy động vố n dài hạn khi nền kinh tế đang dầ n hồi phục. Tuy vậy, quy mô thị trường
trái phiếu doanh nghiệp vẫn còn thấp khi chỉ đạt 1,5% GDP.
Hình 3.3 Quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam giai đoạn 2004 - 2018
Đơn vị: %GDP
Nguồn: AsianBondonline.adb.org
về thị trường chứng khoán phái sinh
Nhìn chung, TTCKPS giữ tốc độ tăng nhanh, đều đặn bắt đầu từ lúc mới thành lập năm 2017. Tính trung bình, KLGDPS năm 2018 đạt 78.791 hợp đồng/phiên, hơn gấp 7 lần so với năm 2017. Trong năm 2019, số lượng TKGDPS tăng vẫn tiếp tục. Trong đó, khối lượng OI của toàn thị trường đạt 21.267 hợp đồng, tính đến tháng 4, khối lượng mở OI được coi là đạt điểm cao nhất được ghi nhận từ ngày bắt đầu thị trường với 29.474 hợp đồng ngày 11/4/2019.
quỹ HoS E So vớitháng trước So với cuối năm trước 31/12/2015 53.0 8 7.5 3 5.0 6 0.038 0.08 6 65.8 31/12/2016 60.3 8 3 9. 2 14.8 0.041 5 0.01 50.09 84.65 5.90% 28.60% 29/12/2017 71.8 2 9.9 8 24.7 1 0.18 0.0 2 0.1 6 106.8 7 1.55% 26.25% 31/12/2018 88.7 1 10.8 6 31.9 2 0.31 0.0037 0.3 5 132.1 5 0.95% 23.60% 28/2/2019 91.5 3 310.9 1 32.6 0.34 0.0037 5 0.3 135.78 0.06% %2.74 Năm Nhà đầu tư trong nước Nhà đầu tư nước ngoài TÔng cộng
Cá nhân TÔ chức Cá nhân TÔ chức
2016 1.685.597 7.439 16.850 2.503 1.712.389
2017 1.890.521 8.472 19.696 2.865 1.921.554
2018 2.144.735 9.298 24.975 3.319 2.182.327
T3/2019 2.195.374 9.492 25.660 3.412 2.233.938
Nguồn: hnx.vn
về khối lượng chứng khoán niêm yết và đăng kí giao dịch
Khối lượng cổ phiếu niêm yết và TPCP trên thị trường chứng khoán Việt Nam tăng nhanh với tốc độ lớn trong các năm qua. Theo UBCKNN, lượng cổ phiếu niêm yết năm 2015 là 53.08 tỷ cổ phiếu, cho đến năm 2019, con số này đã tăng lên đế n 91.53 tỷ cổ phiếu, tức tăng thêm 38 tỷ cổ phiếu trong vòng bốn năm. Trong khoảng thời gian này, khối lượng TPCP niêm yết tăng thêm 3 tỷ cổ phiếu từ 7.53 tỷ đến 10.93 tỷ. Tp trên sàn Hose tăng từ 0.086 tỷ lên 0.35 tỷ. Tổng cộng khối lượng chứng khoán đăng kí niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2018 tăng gấp 23.60% so với năm 2017 và thấp hơn 2.74% so với quý 1/2019.
Bảng 3.2 Khối lượng chứng khoán niêm yết, đăng kí giao dịch tính đến T2/2019
Đơn vị tính: Tỷ chứng khoán
Nguôn: UBCKNN
về số tài khoản giao dịch
Có thể thấy rằng số lượng tài khoản khách hàng trong và ngoài nước tăng lên
nhanh chóng qua các năm cho thấy sự quan tâm của các NĐT với TTCK. VSD đã đưa ra thông báo số lượng tài khoản giao dịch trên TTCK của NĐT Việt Nam và nước ngoài năm 2018 đạt 2.182.327 tài khoản. Trong đó, NĐT riêng lẻ trong nước sở hữu 2.144.735 tài khoản và NĐT tổ chức trong nước chiếm 9.298 tài khoản. về NĐT nước ngoài, số lượng tài khoản cá nhân là 24.975 và số lượng tài khoản tổ chức là 3.319. Trong năm 2019, tài khoản giao dịch nước ngoài chiếm 1.3% tổng tài khoản. Trong đó, NĐT cá nhân chiếm 25.660 tài khoản và các tổ chức ngoại là 3.412 tài khoản.
3.1.2 Cơ sở pháp lý về CBTT trên TTCK Việt Nam
Từ khi TTCK được thành lập năm 2000, khung pháp lý về việc điều chỉnh hoạt động CBTT luôn được đề cao và chú trọng. Mặc dù vậy, vẫn còn những sự hạn chế về tính minh bạch và công khai của thông tin tài chính, bên cạnh đó là những bất cập trong việc CBTT trên TTCK Việt Nam. Việc vi phạm CBTT đặc biệt là chậm công bố BCTC là một điều khá phổ biến đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán và các công ty đại chúng. Thêm nữa, các doanh nghiệp vẫn chưa có sự tự giác cao trong hoạt động CBTT, khiến cho chất lượng thông tin được công bố còn thấp, làm nghĩa vụ thực hiện CBTT trở nên đối phó và nặng nề.
Các cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng CBTT cần phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình. “Thông tư số 155/2015/TT-BTC” đã mở rộng đối tượng CBTT so với trước đây, bao gồm: “(a) Công ty đại chúng, tổ chức phát hành trái phiếu (ngoại trừ tổ chức phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương); (b) Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, quỹ đại chúng; (c) SGDCK, TTLKCK Việt Nam; (d) Nhà đầu tư thuộc đối tượng công bố thông tin theo quy định pháp luật; (đ) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khác (Khoản 2, Điều 1)”. Việc quy định chi tiết hơn và mở rộng về các đối tượng CBTT giúp nâng cao trách nhiệm các thành viên trên thị trường và trách nhiệm của NĐT trong việc thúc đẩy hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trên TTCK, đồng thời tăng tính công khai và minh bạch của thị trường.
Thông tư 155 cho thấy “ trách nhiệm người công bố thông tin trường hợp đối tượng công bố là tổ chức, cá nhân”. TT155 cũng quy định “cấp phép cá nhân được ủy quyền cho công ty đại chúng, công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán, thành viên lưu ký thực hiện thay mình”. Qua đó, “khích lệ cá nhân ủy quyền cho định chế thực hiện công bố thông tin để hạn chế các vi phạm nhà đầu tư và nâng sự chuyên nghiệp trong việc công bố thông tin”. Đồng thời cũng quy định nghĩa vụ CBTT đối tượng khác như cổ đông nội bộ, cổ đông lớn, theo chi tiết quy định nhằm đảm bảo tính khả thi. Tuy nhiên lỗi phổ biến là các doanh nghiệp chậm nộp các báo cáo thường niên, đặc biệt BCTC dù cơ bản CBTT là đúng thời hạn quy định. Kết quả hồi tố BCTC, đơn vị kiểm toán vẫn chưa được kịp thời công bố bởi công ty đại chúng.
3.2 THỰC TRẠNG BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN TTCK VIỆTNAM NAM
3.2.1 Vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên TTCK Việt Nama. Cơ sở pháp lý về quyền lợi của nhà đầu tư trên TTCK a. Cơ sở pháp lý về quyền lợi của nhà đầu tư trên TTCK
Tình trạng các NĐT trên TTCK không được bảo vệ quyền lợi của mình có thể làm tăng mức độ BCXTT trên thị trường. Do đó, đảm bảo được quyền lợi của NĐT là một trong những yếu tố quyết định tới việc giảm tình trạng BCXTT. Một trong những quyền lợi cơ bả n và thiết yếu của NĐT được đề cập dưới đây.
Quyền được tiếp cận thông tin
Quyền được tiếp cận thông tin là một trong những quyền cực kì quan trọng đối với cổ đông của một công ty. Nhà đầu tư khi góp vốn vào công ty sẽ trở thành cổ đông, đồng thời cũng là chủ sở hữu công ty, do vậy, họ có quyền cũng như trách nhiệm được thông báo nhữ ng thông tin liên quan tới công ty mà mình đang sở hữu. Quyền này được cụ thể hóa trong luật doanh nghiệp như sau. “Theo điểm c, Khoản 1 Điều 79 Luật DN và Khoản 5 Điều 84 Luật DN cổ đông được xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin, cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác; xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.” Các quyền lợi được nêu trên mới chỉ dừng lại về việc cổ đông có thể tự mình xem xét, tra cứu các thông tin của công ty liên quan đến ĐHĐCĐ. Tuy nhiên, các thông tin liên quan đến thông tin về hoạt động kinh doanh của công ty thì vẫn chưa được đề cập đến. Bởi vậy điều mà thực sự các cổ đông cần là thông tin hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn chưa được đáp ứ ng. Chính vì vậy, TT 121 đã bổ sung phần còn thiếu trong quyền tiếp cận thông tin của cổ đông: “Quyền được thông báo đầy đủ thông tin định kỳ và thông tin bất thường về hoạt động của công ty”.
Quyền được đối xử công bằng
Luật Doanh nghiệp không quy định cụ thể về quyền được đối xử công bằng giữa các cổ đông. Để khắc phục những hạn chế này, TT 121 đã quy định cụ thể trong điểm b, khoản 1, Điều 3 như sau: “Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho cổ
đông sở hữu các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau. Trường hợp công ty có các loại cổ phần ưu đãi, các quyền và nghĩa vụ gắn liền với các loại cổ phần ưu đãi phải được công bố đầy đủ cho cổ đông và phải được ĐHĐCĐ thông qua” .Từ đó nhận thấy rằng, dù người sở hữu cổ phần là ai thì đều chịu trách nhiệm ngang nhau và không tồn tại sự phân biệt giữa các cổ phần phổ thông của công ty. Ngoại trừ trường hợp đối với các cổ phần ưu đãi thì các quyền và nghĩa vụ gắn liền với nó phải được công khai và được ĐHĐCĐ chấp thuận.
Quyền tham dự và biểu quyết trong ĐHĐCĐ
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, cổ đông có quyền “ Tham dự và phát biểu trong các Đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết” .Điể m a, khoản 1 Điều 3 TT 121 quy định: “Cổ đông có quyền và trách nhiệm tham gia các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền hoặc thực hiện bỏ phiếu từ xa”. Ở đây, việc tham dự các cuộc họp ĐHĐCĐ không chỉ là quyền lợi của cổ đông mà còn là trách nhiệm, thông tư đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tham dự và biểu quyết trong các ĐHĐCĐ của các cổ đông. Ngoài ra còn cho phép cổ đông có quyền “bỏ phiếu từ xa”. Điều này giúp tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể cho cổ đông thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Quyền được nhận cổ tức và được ưu tiên mua cổ phần mới
Nếu công ty phá sản hoặc giải thể thì cổ đông sẽ được nhận phầ n tài sản ứng với tỷ lệ số cổ phần vốn góp vào công ty. Khi phát hành thêm cổ phiếu, các công ty phải thường xuyên huy động thêm vốn hoặc tăng vốn điều lệ. Các cổ đông hiện tại của công ty sẽ được chào bán với tỉ lệ cổ phần nhất định với giá ưu đãi trong những lần phát hành bổ sung. Cổ đông trong công ty sẽ được mua với tỉ lệ công bằng với mức giá ưu đãi như nhau. “Cổ đông có quyền được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty” và TT 121 cũng chỉ ra “Cổ đông có quyền được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần trong công ty”.(Theo điểm b, Khoản 1, Điều 79 Luật Doanh nghiệp 2005).
Mã CK
Ngày GD cuối cùng
Khối lượng hủy Lý do hủy
Quyền được tự bảo vệ các quyền lợi hợp pháp
Cổ đông có quyền bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình trong trường hợp các thành viên ban lãnh đạo thực hiện trái quy định pháp luật, không đảm bảo thực hiện đúng quyền và nhiệm vụ được giao hoặc nhằm mục đích tư lợi cá nhân để sử dụng thông tin bí mật, gây ảnh hưởng tới quyề n lợi cổ đông.
Bên cạnh đó, “Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng giám đốc) điều hành có trách nhiệm phải đền bù cho công ty trường hợp các quyết định vi phạm pháp luật gây tổn hại tới công ty”. (Nghị định 71/2017/NĐ-CP). Cổ đông được quyền yêu cầu công ty bồi thường tổn thất theo quy định của pháp luật. Theo điều 25 “Nghị định số 102/2010/NĐ-CP” hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp có quy định về quyền khởi kiện đối với thành viên HĐQT, Giám đốc (Tổng giám đốc) như sau: “Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng có quyền yêu cầu Ban kiểm soát khởi kiện trách nhiệ m dân sự đối với thành viên Hội đồng quả n trị, Giám đốc (Tổng giám đốc)”. Ưu điểm của việc thông qua ban kiểm soát giải quyết được nội bộ những vấn đề của công ty mà không mất chi phí khởi kiện bên ngoài, nhưng lại có nhược điểm đối với quyề n lợi của NĐT khi ban kiểm soát cũng nhằm trong nhóm lợi ích với ban giám đốc và hội đồng quản trị. Bên cạnh đó, điều 72 của Luật Doanh nghiệp 2014 cũng quy định: “Trường hợp có Cổ đông, nhóm Cổ đông, thành viên Hội đồng thành viên hoặc thành viên Hội đồng quản trị yêu cầu khởi kiện hoặc trực tiếp khởi kiện đối với nghị quyết, quyết định đã đqợc thông qua thì nghị quyết, quyết định bị khởi kiện vẫn tiếp tục được thi hành cho đến khi Tòa án hoặc Trọng tài có quyết định khác.”