6. Kết cấu đề tài
4.2.4 Tăng cường giám sát cơ quan nhà nước trên TTCK
Thứ nhất, cơ quan quản lý cần được trao quyền để thực hiện hiệu quả các công cụ quản lý. Điển hình như việc thu thập thông tin từ những bên liên quan, đáp
ứng tiêu chuẩn hóa thông tin, thực hiện nghĩa vụ báo cáo khi tiến hành thực hiện giao
dịch, tự động hóa hệ thống cập nhật thông tin, khi phát hiện những điều bất thường trong giao dịch cần lập tức tiến hành thanh tra, kiểm tra để tìm ra nguyên nhân và xử lí. Các giao dịch gây hại cho thị trường cần được ngăn chặn và can thiệp bởi các cơ quan có thẩm quyền. Chẳng hạn về việc quản lí trên thị trường phái sinh, các cơ quan
có quyền yêu cầu thêm tiền bảo chứng, áp đặt mức dao động giá, chuyển nhượng các
vị thế, rút lại các giao dịch hoặc đình chỉ hoạt động giao dịch. Các cơ quan quản lí cũng có quyền được khởi kiện các chủ thể để họ phải chịu trách nhiệm dân sự. Việc thi hành các biện pháp cưỡng chế chỉ đóng vai trò một phần trong việc đảm bảo quả n
lý hiệu quả. Thêm vào, thực thi những biện pháp nhằm ngăn ngừa rủi ro trên th ị trường và hạn chế rủi ro cũng là trách nhiệm của cơ quan quản lý.
Thứ hai, việc tăng cường hợp tác quốc tế trong thực hiện công tác giám sát giao dịch giữa các cơ quan quản lí trong cùng khu vực cũng cần thiết.Việc chứng
khoán ở một nước niêm yết tại thị trường nước ngoài, cũng như nhà đầu tư giao dịch không chỉ giao dịch trong thị trường của một quốc gia. Do đó, đối tượng có khả năng
thực hiện những giao dịch lạm dụng thị trường không còn giới hạn trong phạm vi lãnh thổ một nước như thời gian trước đây. Xây dựng hệ thống thông tin thị trường phục vụ giám sát có kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu cập nhật về các chỉ số mang tính toàn cầu như NASDAQ, DOWJONES của các hãng thông tin đại chúng quốc tế lớn có uy tín. Việc theo dõi những thay đổi trên TTCK của các nước phát triển và so sánh với sự thay đổi tại TTCK địa phương cũng là một điều cần thiết.