Vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển hợp đồng tương lai chỉ số VN30 trên thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 41 - 54)

6. Kết cấu đề tài

3.2.1 Vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam

a. Cơ sở pháp lý về quyền lợi của nhà đầu tư trên TTCK

Tình trạng các NĐT trên TTCK không được bảo vệ quyền lợi của mình có thể làm tăng mức độ BCXTT trên thị trường. Do đó, đảm bảo được quyền lợi của NĐT là một trong những yếu tố quyết định tới việc giảm tình trạng BCXTT. Một trong những quyền lợi cơ bả n và thiết yếu của NĐT được đề cập dưới đây.

Quyền được tiếp cận thông tin

Quyền được tiếp cận thông tin là một trong những quyền cực kì quan trọng đối với cổ đông của một công ty. Nhà đầu tư khi góp vốn vào công ty sẽ trở thành cổ đông, đồng thời cũng là chủ sở hữu công ty, do vậy, họ có quyền cũng như trách nhiệm được thông báo nhữ ng thông tin liên quan tới công ty mà mình đang sở hữu. Quyền này được cụ thể hóa trong luật doanh nghiệp như sau. “Theo điểm c, Khoản 1 Điều 79 Luật DN và Khoản 5 Điều 84 Luật DN cổ đông được xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin, cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác; xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.” Các quyền lợi được nêu trên mới chỉ dừng lại về việc cổ đông có thể tự mình xem xét, tra cứu các thông tin của công ty liên quan đến ĐHĐCĐ. Tuy nhiên, các thông tin liên quan đến thông tin về hoạt động kinh doanh của công ty thì vẫn chưa được đề cập đến. Bởi vậy điều mà thực sự các cổ đông cần là thông tin hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn chưa được đáp ứ ng. Chính vì vậy, TT 121 đã bổ sung phần còn thiếu trong quyền tiếp cận thông tin của cổ đông: “Quyền được thông báo đầy đủ thông tin định kỳ và thông tin bất thường về hoạt động của công ty”.

Quyền được đối xử công bằng

Luật Doanh nghiệp không quy định cụ thể về quyền được đối xử công bằng giữa các cổ đông. Để khắc phục những hạn chế này, TT 121 đã quy định cụ thể trong điểm b, khoản 1, Điều 3 như sau: “Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho cổ

đông sở hữu các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau. Trường hợp công ty có các loại cổ phần ưu đãi, các quyền và nghĩa vụ gắn liền với các loại cổ phần ưu đãi phải được công bố đầy đủ cho cổ đông và phải được ĐHĐCĐ thông qua” .Từ đó nhận thấy rằng, dù người sở hữu cổ phần là ai thì đều chịu trách nhiệm ngang nhau và không tồn tại sự phân biệt giữa các cổ phần phổ thông của công ty. Ngoại trừ trường hợp đối với các cổ phần ưu đãi thì các quyền và nghĩa vụ gắn liền với nó phải được công khai và được ĐHĐCĐ chấp thuận.

Quyền tham dự và biểu quyết trong ĐHĐCĐ

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, cổ đông có quyền “ Tham dự và phát biểu trong các Đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết” .Điể m a, khoản 1 Điều 3 TT 121 quy định: “Cổ đông có quyền và trách nhiệm tham gia các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền hoặc thực hiện bỏ phiếu từ xa”. Ở đây, việc tham dự các cuộc họp ĐHĐCĐ không chỉ là quyền lợi của cổ đông mà còn là trách nhiệm, thông tư đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tham dự và biểu quyết trong các ĐHĐCĐ của các cổ đông. Ngoài ra còn cho phép cổ đông có quyền “bỏ phiếu từ xa”. Điều này giúp tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể cho cổ đông thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Quyền được nhận cổ tức và được ưu tiên mua cổ phần mới

Nếu công ty phá sản hoặc giải thể thì cổ đông sẽ được nhận phầ n tài sản ứng với tỷ lệ số cổ phần vốn góp vào công ty. Khi phát hành thêm cổ phiếu, các công ty phải thường xuyên huy động thêm vốn hoặc tăng vốn điều lệ. Các cổ đông hiện tại của công ty sẽ được chào bán với tỉ lệ cổ phần nhất định với giá ưu đãi trong những lần phát hành bổ sung. Cổ đông trong công ty sẽ được mua với tỉ lệ công bằng với mức giá ưu đãi như nhau. “Cổ đông có quyền được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty” và TT 121 cũng chỉ ra “Cổ đông có quyền được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần trong công ty”.(Theo điểm b, Khoản 1, Điều 79 Luật Doanh nghiệp 2005).

Mã CK

Ngày GD cuối cùng

Khối lượng hủy Lý do hủy

Quyền được tự bảo vệ các quyền lợi hợp pháp

Cổ đông có quyền bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình trong trường hợp các thành viên ban lãnh đạo thực hiện trái quy định pháp luật, không đảm bảo thực hiện đúng quyền và nhiệm vụ được giao hoặc nhằm mục đích tư lợi cá nhân để sử dụng thông tin bí mật, gây ảnh hưởng tới quyề n lợi cổ đông.

Bên cạnh đó, “Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng giám đốc) điều hành có trách nhiệm phải đền bù cho công ty trường hợp các quyết định vi phạm pháp luật gây tổn hại tới công ty”. (Nghị định 71/2017/NĐ-CP). Cổ đông được quyền yêu cầu công ty bồi thường tổn thất theo quy định của pháp luật. Theo điều 25 “Nghị định số 102/2010/NĐ-CP” hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp có quy định về quyền khởi kiện đối với thành viên HĐQT, Giám đốc (Tổng giám đốc) như sau: “Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng có quyền yêu cầu Ban kiểm soát khởi kiện trách nhiệ m dân sự đối với thành viên Hội đồng quả n trị, Giám đốc (Tổng giám đốc)”. Ưu điểm của việc thông qua ban kiểm soát giải quyết được nội bộ những vấn đề của công ty mà không mất chi phí khởi kiện bên ngoài, nhưng lại có nhược điểm đối với quyề n lợi của NĐT khi ban kiểm soát cũng nhằm trong nhóm lợi ích với ban giám đốc và hội đồng quản trị. Bên cạnh đó, điều 72 của Luật Doanh nghiệp 2014 cũng quy định: “Trường hợp có Cổ đông, nhóm Cổ đông, thành viên Hội đồng thành viên hoặc thành viên Hội đồng quản trị yêu cầu khởi kiện hoặc trực tiếp khởi kiện đối với nghị quyết, quyết định đã đqợc thông qua thì nghị quyết, quyết định bị khởi kiện vẫn tiếp tục được thi hành cho đến khi Tòa án hoặc Trọng tài có quyết định khác.”

Thực tế cho thấy rằng, thủ tục khởi kiện và trình tự vẫn phức tạp, tốn thời gian và chi phí nên việc cổ đông tiến hành kiện khó khả thi. Do vậy, Điều 161 quy định về “Quyền khởi kiện đối với thành viên HĐQT, Giám đốc, Tổng giám đốc” đã được luật doanh nghiệp 2014 đưa vào: Cổ đông hay nhóm cổ đông có quyền nhân danh hoặc tự mình tiến hành khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với người đứng đầu quản lý, chi phí của công ty sẽ bao gồm thêm chi phí khởi kiện nếu cổ đông đứng thay cho công ty, trừ trường hợp đơn kiện không được chấp thuận.

b. Thực trạng thực hiện quyền lợi của NĐT trên TTCK Việt Nam

Quyền lợi NĐT bị ảnh hưởng trường hợp công ty bị hủy niêm yết

Việc tiếp cận thông tin và giao dịch cổ phiếu của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp có cổ phiếu bị hủy niêm yết là tương đối khó khăn, điều này cũng gây ảnh hưởng tới quyền lợi của nhà đầu tư và gây nên tình trạng BCXTT khi nhà đầu tư không thể tiếp cận được nguồn thông tin tin cậy. Nghị định số 58/2012/NĐ-CP quy định “doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ trong ba năm liên tiếp hay tổng số lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp ở báo cáo tài chính được kiểm toán năm gầ n nhất sẽ bị bắt buộc hủy niêm yết”. Điều này không chỉ gây mất uy tín đối với nhà đầ u tư mà doanh nghiệp cũng khó có cơ hội trở lại thị trường sau khi hủy niêm yết. Đồng thời, “ với những DN đã hủy niêm yết nếu một thời gian sau, doanh nghiệp chưa thể quay trở lại được ngay mà cần phải có tiêu chuẩn, điều kiện nâng cao và phải cụ thể hoá bằng văn bản”.

Bảng 3.3: Một số trường hợp doanh nghiệp bị hủy niêm yết trên TTCK 2017- 2019 ’

chính là sản xuất hàng may mặc. KHA T5/2018 14,1 triệu cổ phiếu Việc duy trì niêm yết chiếm chi

phí

lớn và quy định công bố khắt khe trong khi công ty không có mục đích huy độ ng vốn.

CDO 6/8/2018 31 triệu cổ phiếu Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ CBTT

KSA 2/8/2018 93.4 triệu cổ phiếu Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ CBTT

B82 17/8/2018 5 triệu cổ phiếu Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ CBTT

hóa chất Đức Giang

SDP 21/2/2019 11 triệu cổ phiếu Tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với BCTC năm 2017 của CTCP SD

Nguồn: Tổng hợp

Các doanh nghiệp có cổ phiếu bị hủy niêm yết trên sàn chứng khoán dù là tự nguyện hay do vi phạm pháp luật đều sẽ gây ảnh hưởng đến NĐT, các cổ đông đang nắm giữ cổ phần của công ty. Như cổ phiếu CDO, trước lúc bị hủy niêm yết, thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp giảm sâu xuống còn 950đ/cp, hay cổ phiếu KSA với mức giá 600đ/cp được coi là đã chạm trần từ ngày 4/5 đến 10/5/2018. Một số doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ, không cân đối tài sản và nguồn vốn như SDP và DLG cũng là một trong các trường hợp tương tự. Thậm chí, sau khi bị hủy niêm yết, các doanh nghiệp này đã biến mất nên cổ đông không thể tìm được thông tin về công ty. NĐT nếu muốn chuyển nhượng lại cổ phiếu này phải trải qua các thủ tục để được sự cho phép của cơ quan chức năng. Việc các NĐT muố n thoái vốn cũng không dễ dàng do số lượng giao dịch cổ phiếu hàng ngày chỉ nằm ở vài chục cổ phiếu. Bên cạnh đó, trường hợp những doanh nghiệp vẫn tiếp tục tồ n tại, cổ phiếu của các doanh nghiệp sẽ mất thanh khoản, không còn là nơi thu hút các NĐT dẫn đến giá trị đầu tư ngày càng giảm. Theo quy định, các doanh nghiệp phải đăng kí trên sàn Upcom để giao dịch, nhà đầu tư sẽ phải chuẩn bị kiến thức về những luật lệ khác và có thể vẫ n còn sự thiếu minh bạch trên sàn tập trung. Không dừng lại ở đó, dù được chấp nhậ n giao dịch trên sàn UpCom, cổ phiếu vẫn có thể bị hủy đăng kí giao dịch trong trường hợp không đáp ứng yêu cầu của công ty đại chúng, có thể bị chấm dứt hoạt động do bị hợp nhất, sáp nhập, giải thể hoặc doanh nghiệp bị phá sản và bị thu hồi giấy phép chứng nhận đăng kí kinh doanh.

Cổ đông bị chi trả chậm cổ tức

Sự biến động của nền kinh tế đã gây ra bất lợi cho doanh nghiệp khiến nhiề u doanh nghiệp rơi vào tình trạng nợ nần, phá sản và chậm trả cổ tức. Nguy cơ bị thua lỗ, thậm chí là mất trắng của các nhà đầu tư khi góp vốn vào doanh nghiệp này là điều có thể xảy ra. Mặc dù vậy, thời điểm chi trả cổ tức thường do TGĐ hoặc HĐQT quyết định còn ĐHĐCĐ chỉ đưa ra những nghị quyết về phần trăm tỷ lệ cổ tức chi trả. Bên cạnh, một số công ty đại chúng đã dựa vào lỗ hổng luật pháp khi hiện nay chưa có văn bản hay quy định nào xử lí nghiêm về việc chấp hành thời hạn trả cổ tức, xử phạt doanh nghiệp khi chậm trả cổ tức cho cổ đông. Hiện tại, những trường hợp chậm trả cổ tức bằng tiền trở nên phổ biến hơn và đang có dấu hiệu tăng thêm.

Bảng 3.4: Danh sách doanh nghiệp thay đổi ngày thanh toán cổ tức và có thời gian thanh toán trên một năm đến hạn trong năm 2019

DGT 400đ/cp 09/08/2017 28/06/2019 ^SD3 500đ/cp 06/10/2016 26/12/2019 ^PFL 600đ/cp 09/01/2012 28/06/2019 PVE 800đ/cp 10/05/2018 31/05/2019 ^SD9 1000đ/cp 20/09/2018 26/04/2019 ^SD6 1000đ/cp 23/4/2018 26/4/2019 VC5 1000đ/cp 25/09/2014 16/12/2019 SDE 1.100đ/cp 14/11/2013 30/6/2020 ~CĨ2 1.200đ/cp 09/01/2018 30/05/2019

Hiện tại đang có hàng trăm doanh nghiệp chưa thực hiện nghĩa vụ với cổ đông dù đã chốt quyền trả cổ tức. Có những doanh nghiệp đã chậm thời hạn thanh toán cổ tức hơn chục lần với thời gian kéo dài hơn 5 - 7 năm. Điển hình là CTCP Sông Đà 6 (SD6), tháng 4/2018, công ty mới chốt quyền chi trả cổ tức tiền mặt đợt hai của 2015 và đợt một 2016 với số tiền tổng cộng 1.000 đồng/cổ phiếu. Tuy vậy, qua 4 lần sửa đổi thời gian thực hiện nghĩa vụ, cổ đông vẫn chưa nhận được tiền cho đến thời điểm hiện tại. Thời hạn thanh toán mà SD6 đưa ra trong lần điều chỉnh gần nhất là 26/4/2019. Một trường hợp khác là CTCP Xây dựng số 5 (VC5) có tận 7 lần điều chỉnh thời hạn thanh toán cổ tức 1.000 đồng/cổ phiếu sau khi chốt quyền tháng

Mã CK Công ty Lí do

HAH “CTCP Vậ n tải và

Xếp dỡ Hải An”

Công ty quy mô lớn, tông hợp báo cáo mất nhiều thời gian

10/2014. Thời gian dự kiến thanh toán trong lần điều chỉnh gần nhất đã bị dời tới 5 năm đến ngày 16/12/2019. Tiếp theo là trường hợp của SDE khi có đến 14 lần thay đổi thời gian chi trả sau khi chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức 1.100 đồng/cổ phiếu từ tháng 11/2013. Thời gian được SDE kéo dài đến tháng 6/2020 trong lần dời lịch thứ 14.

về mặt lý thuyết, cổ đông có thể khởi kiện những doanh nghiệp chậm trả cổ tức ra tòa án. Nhưng trên thực tế lại khác, việc khởi kiện những doanh nghiệp này được đánh giá là khó khả thi. Khi cổ đông nhỏ thắng kiện thì cũng gặp nhiều khó khăn trong việc thi hành bản án, nếu cổ đông có đòi được thì cũng không tương xứng với phần chi phí và công sức đã bỏ ra. Kết quả là nhiều nhà đầu tư đã bán chứng khoán trước ngày giao dịch không hưởng quyền và mua lại sau ngày chốt quyền nếu muốn đi cùng doanh nghiệp. Điều này có thể khiến họ tốn thêm phí giao dịch, nhưng giảm được thuế thu nhập từ cổ tức bị khấu trừ và phầ n vốn đầu tư bị chiếm dụng mà không chắc có thể thu hồi.

Quyền tiếp cận thông tin bị hạn chế

Một trong những quyền lợi quan trọng nhất của NĐT là quyền được tiếp cậ n thông tin, nhưng bởi tính minh bạch trên TTCK còn thấp nên nhà dầu tư vẫn gặp nhiều rủi ro. Để đảm bảo cho TTCk hoạt động được hiệu quả và minh bạch, các công ty đại chúng cần CBTT công khai, chính xác để cho NĐT dễ dàng tìm kiếm. Quyề n lợi của nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi CBTT thường là các trường hợp vi phạm về việc quan hệ cổ đông không được xây dựng chuyên mục riêng trên website của công ty bởi vậy cổ đông không thể theo dõi những diễn biến của công ty hay tiếp nhận các thông tin khác của công ty. Trong năm 2018, UBCKNN đã có công văn chấp thuận cho hơn 400 công ty đại chúng được gia hạn công bố BCTC. Theo quy định tại Điề u 6, Điều 8 và Điều 11 Thông tư 155/2015/TT-BTC hướng dẫn về CBTT trên TTCK, UBCKNN sẽ xem xét về việc gia hạn CBTT của công ty và phải thực hiện CBTT khi có ý kiến chấp thuận của UBCKNN. Mức độ CBTT còn hạn chế và vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu dù công ty niêm yết nhận thức được tầm quan trọng của việc minh bạch

Một phần của tài liệu Phát triển hợp đồng tương lai chỉ số VN30 trên thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 41 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w