6. Kết cấu đề tài
4.2.1 Đảm bảoquyền lợi của NĐT trên TTCK
Thứ nhất, tạo điều kiện cho NĐT được tiếp cận thông tin minh bạch, đồng thời nâng cao ý thức tự vệ. Đối với vấn đề này, Bộ Tài chính đã ban hành “Thông
tư 155/2015/TT-BTC” thay thế “Thông tư 52/2012/TT-BTC” hướng dẫn CBTT trên TTCK, với việc nới rộng phạm vi đối tượng, lĩnh vực phải CBTT, ủng hộ công ty đại
chúng thực hiện CBTT bằng tiếng Anh; Chính phủ cũngban hành “Nghị định 71/2017/NĐ-CP” về vấn đề minh bạch hóa hoạt động doanh nghiệp, góp phần giúp NĐT giám sát, đánh giá chất lượng quản trị công ty của công ty đại chúng. Bên cạnh đó, cũng cần xây dựng cơ chế tự kiểm soát trên cơ sở nâng cao khả năng nhận thức thị trường và năng lực, kỹ thuật của NĐT. Như vậy, NĐT mới có khả năng tự bảo vệ mình trước nguy cơ bị xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp. NĐT trong nước còn đầu
tư theo tâm lí số đông có thể dẫn đến chán nản và thất bại. Những phương thức để phổ biến, tuyên truyền để giúp NĐT có thể nâng cao nhận thức và có được cách tiếp cận thông tin chính xác là cần thiết.
Thứ hai, cần thành lập quỹ bảo vệ NĐTgiúp bảo vệ quyền lợi của NĐT trên
TTCK. Qua thực trạng về quyền lợi của NĐT trên TTCK, có thể thấy rằng nhiều
sản hay bị lừa bởi nhà đầu tư thì sẽ không có ai đứng ra để bồi thường cho họ. Trong khi các TTCK như Mỹ, Đài Loan, Hồng Kong đã hoạt động thành công với mô hình quỹ và công ty bảo vệ NĐT. Với Mỹ là “Công ty bảo vệ nhà đầu tư CK (SIPC)”, Đài Loan là “Trung tâm bảo vệ nhà đầu tư CK (SFIPC)”, Hồng Kong là “Công ty đền bù nhà đầu tư (ICC)”. Do vậy, Việt Nam cần xem xét và xây dựng theo mô hình này dựa
trên hai yếu tố cơ bản là: “(i) Có quy định pháp luật cụ thể trong việc lập và điều hành
quỹ đền bù, bảo vệ nhà đầu tư, có một cơ quan công cộng đóng vai trò quản trị và điều hành quỹ; (ii) có chế khởi kiện và tranh tụng tập thể để một tổ chức có thể được ủy nhiệm từ trước bởi các thành viên để chủ động đi kiện và thực hiện tố tụng khi cần
thiết”. Theo đó, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ và Quốc hội, đưa việc sửa đổi vào kỳ họp thứ 2 năm 2019. Bộ Tài chính đã đề xuất lập “Quỹ bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán.” Theo Điều 91 “Quỹ này được hình thành từ sự đóng góp của các công
ty chứng khoán là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán để hoàn trả một phần cho
nhà đầu tư trong trường hợp công ty chứng khoán mất khả năng hoàn trả tài sản của nhà đầu tư đã nhận quản lý hoặc phá sản. Quỹ bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán do SGDCK quản lý và phải được tách bạch với tài sản của Sở giao dịch chứng khoán. Hình thức đóng góp, mức đóng góp, phương thức hoàn trả, phương thức quản lý quỹ bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính”. Tuy nhiên, Dự thảo mới dừng lại ở việc quy định chung về quỹ và mục đích sử dụng. Các
quy định thiết yếu khác về “mức độ đóng góp, hình thức đóng góp, phương thức quản
lý quỹ đều quy định sẽ giao cho Bộ Tài chính hướng dẫn” nên sẽ dẫn đến khó khăn cho việc hình dung ra những điều phải thực hiện. Tiếp đến, cơ chế đóng góp và mức đóng góp cần được quy định hợp lý để tránh trường hợp CTCK có tình hình tài