6. Kết cấu đề tài
4.2.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật
Nhận thấy rằng, khung pháp lý và hệ thống pháp luật trên TTCK Việt Nam có những thay đổi đáng kể, tuy vậy, vẫn tồn tại hạn chế và chưa phù hợp. Vì vậy, “Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi, trình Chính phủ, trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, trình Quốc hội xem xét”; “Dự thảo các Nghị định và văn bản hướng dẫn thi hành Luật
Chứng khoán sửa đổi” cần phải sớm được áp dụng và thực thi. Đồng thời, cần có sự hợp tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước để xây dựng khuôn khổ pháp lý được hoàn thiện hơn để đảm bảo an toàn cho TTCK.
Thứ nhất, cần cập nhật kịp thời các văn bản pháp lý được sửa đổi định kì hoặc được thay thế qua các phương tiện truyền thông. TTCK Việt Nam được coi
là thị trường mới nổi, do đó sẽ không tránh khỏi việc bổ sung và cập nhật thường xuyên các văn bản pháp lý. Việc thay đổi này khiến cho các NĐT hay các doanh nghiệp khó có thể thích ứng tức thời và gặp những khó khăn trong việc nhận thức các
văn bản hiện hành. Việc CBTT thuộc về trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền như Bộ Tài Chính, UBCK và SGDCK nhà nước, chi tiết hơn là các Sàn Giao Dịch HOSE, INDEX, UPCOM cần phải công bố rộng rãi ngay khi các văn bản trước khi các văn bản có hiệu lực. Việc tập trung và hợp nhất những quy định sửa đổi cũng được coi là cần thiết và nên được xem xét.
Thứ hai, hoàn thành khung pháp lý cho lĩnh vực chứng khoán. Làm rõ
ranh
giới giữa việc truy cứu trách nhiệm hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm quy định pháp luật về chứng khoán và TTCK một cách rõ ràng, thể hiện được đúng bản chất của những hành vi có mức độ nguy hiểm cho TTCK
cao nhằm tạo tâm lí tốt cho những người tham gia TTCK. Cần hoàn thiện khung pháp
lí đối với các hệ thống hợp đồng thực hiện trên TTCK. Đảm bảo thực hiện đúng này nhằm tránh tình trạng làm thiệt hại quyền lợi của các bên tham gia, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường nói chung khi xảy ra tranh chấp.
đối tượng vi phạm và cấm hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, thu hồi khoản lợi bất hợp pháp mà đối tượng kiếm được để đảm bảo cho thị trường được trong sạch. Theo như dự thảo “Luật Chứng Khoán sửa đổi” trình Quốc hội năm 2019, mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính là 3 tỷ đồng (hiện tại là 2 tỷ đồng) đối với tổ chức và 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân (hiện tại là 1 tỷ đồng) để có chế tài đủ mạnh, nâng cao tính răn đe, phòng ngừa vi phạm. Mức phạt được tăng lên này được coi là đã khá hợp lí và cần nhanh chóng được Quốc Hội xét duyệt và cho phép thi hành trước khi các hành vi vi phạm khác diễn ra.