5. Bố cục của luận văn
1.2.1. Kinh nghiệm của trường Đại học Nông lâm – ĐHTN
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên được thành lập năm 1970 và là một đơn vị trực thuộc Đại học Thái Nguyên. Trải qua 45 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là trung tâm đào tạo và chuyển giao khoa học - công nghệ hàng đầu Việt Nam về nông, lâm nghiệp, quản lý tài nguyên và môi trường cho các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. Theo bảng xếp hạng mới nhất của Webometrics, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên được xếp hạng thứ 13 ở Việt Nam và hạng 4103 trên Thế Giới.
Hiện nay, trường có hơn 18 ngành với 24 chuyên ngành bậc đại học các hệ chính quy và hệ vừa làm vừa học và 7 ngành đào tạo thạc sỹ và 7 ngành đào tạo tiến sỹ. Từ năm học 2010 – 2011, Nhà trường đã tổ chức đào tạo ngành Khoa học & Quản lý môi trường theo chương trình tiên tiến nhập khẩu từ Đại học California Davis (Hoa Kỳ). Nhà trường luôn duy trì số lượng sinh viên khoảng 14.000 sinh viên các hệ bậc đại học; gần 100 sinh viên quốc tế; hơn 1000 học viên cao học và nghiên cứu sinh.
Nhà trường có đội ngũ cán bộ có trình độ cao đang từng bước chuẩn hóa, đến hết năm 2014 toàn trường có 322 giảng viên trong đó Giáo sư có 06; PGS: 31; TS 72. Nhà trường luôn tự hào đã cung cấp cho đất nước lực lượng lao động chất lượng cao bao gồm hơn 30.000 kỹ sư, cử nhân và trên 1.500 cán bộ có trình độ thạc sỹ, tiến sĩ và hàng ngàn cán bộ kỹ thuật nông lâm nghiệp làm việc trên mọi miền của tổ quốc. Các cựu sinh viên của Nhà trường rất thành đạt, đã và đang có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Nhà trường có nhiều đóng góp trong trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phát triển kinh tế xã hội các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.
Với phương pháp dạy lấy người học làm trung tâm đã và đang được 100% giáo viên thực hiện. Các điều kiện vật chất như Hội trường, phòng học, các phương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
tiện hiện đại phục vụ giảng dạy được nhà trường quan tâm, phục vụ kịp thời, có hiệu quả cho công tác đào tạo. Chương trình đào tạo đều được rà soát, định kỳ 2 năm 1 lần tiến hành điều chỉnh chương trình đào tạo theo hướng nghề nghiệp để phù hợp với nhu cầu của các cơ quan tuyển dụng. Rèn nghề, thực hành, thực tập, của sinh viên ngày càng được đổi mới. Nhiều mô hình rèn nghề, thực hành thực tập đã mang lại cơ hội học tập tốt cho sinh viên. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên đang hướng tới chính xác khách quan hơn; thông qua thực hiện Ngân hàng đề thi, thi trắc nghiệm khách quan đạt gần 30%.