5. Bố cục của luận văn
2.2.5 Phương pháp phân tích SWOT
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh:
Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (thách thức). Đây là công cụ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong sản xuất kinh doanh.
Hình 2.1: Mô hình ma trận SWOT
Trên cơ sở phân tích các yếu tố ma trận, căn cứ vào mục tiêu, phương hướng phát triển các nguồn lực có thể thiết lập và kết hợp giữa các yếu tố, về nguyên tắc có bốn loại kết hợp:
- Cơ hội với điểm mạnh (OS): Cá nhân, đơn vị sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm khai thác cơ hội.
- Đe dọa với điểm mạnh (TS): Cá nhân, đơn vị sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm đối phó với những nguy cơ.
- Cơ hội với điểm yếu (OW): Cá nhân, đơn vị sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm khắc phục các điểm yếu.
- Đe dọa với điểm yếu (TW): Cá nhân, đơn vị cố gắng giảm thiểu các mặt yếu của mình và tránh được nguy cơ.
Bên trong Bên ngoài Điểm mạnh (S) S1 ... S2 ... Điểm yếu (W) W1 ... W2 ... Cơ hội (O)
O1 ... O2 ...
Phối hợp (OS) Phối hợp (OW) Nguy cơ (T)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
T2 ...
Ma trận SWOT dựng để tổng hợp những nghiên cứu về môi trường bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp (hoặc của ngành, tổ chức), nhằm đưa ra những giải pháp phát huy được thế mạnh, tận dụng được cơ hội, khắc phục các điểm yếu và né tránh các nguy cơ. Trong đề tài này, dựng phương pháp ma trận SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các đối tượng trong phân tích thực trạng đào tạo nguồn nhân lực của trường Đại học Khoa học- ĐHTN.
* Các phương pháp khác
Ngoài phương pháp trên đề tài còn sử dụng các phương pháp như: phương pháp chuyên gia, phương pháp quan sát thực tế, phương pháp diễn dịch.